• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Bảo tồn âm nhạc truyền thống trong cộng đồng - những hướng đi cần lan tỏa - Bài cuối: Giải pháp bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống tại cộng đồng

Bảo tồn âm nhạc truyền thống là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Những giải pháp nào để âm nhạc dân tộc được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng? Ghi nhận của phóng viên về những ý kiến đóng góp của một số nhạc sĩ, nhà nghiên cứu.

Bảo tồn âm nhạc truyền thống trong cộng đồng - những hướng đi cần lan tỏa - Bài 3: Giới trẻ với sứ mệnh bảo tồn âm nhạc truyền thống

Trong xu thế thời đại 4.0, nhiều loại hình âm nhạc hiện đại đã du nhập và phát triển trong đất nước ta. Bên cạnh những người yêu thích sự mới mẻ, hiện đại, cũng có không ít bạn trẻ vẫn say mê với âm nhạc truyền thống. Họ chính là những người giữ sứ mệnh trong công việc tiếp tục bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị tinh hoa của âm nhạc truyền thống.

Bảo tồn âm nhạc truyền thống trong cộng đồng - những hướng đi cần lan tỏa - Bài 2: Những điểm sáng cần nhân lên

Hiện nay, các câu lạc bộ của những người yêu âm nhạc dân tộc cũng như các nghệ nhân tại các địa bàn dân cư, địa phương ngày càng được mở rộng và đi vào hoạt động có tổ chức, bài bản. Đây là việc làm thiết thực trong việc đưa âm nhạc truyền thống của dân tộc lan tỏa trong cộng đồng, sống trong dân gian, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị các thể loại âm nhạc truyền thống.

Bảo tồn âm nhạc truyền thống trong cộng đồng - những hướng đi cần lan tỏa - Bài 1: Mỗi cơ sở là một hạt nhân trong việc lưu giữ giá trị âm nhạc truyền thống

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật âm nhạc truyền thống là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Song song với việc giữ gìn, phát triển tại các đơn vị, trường học nghệ thuật chính quy, các cơ sở văn hóa, thì việc bảo tồn âm nhạc truyền thống tại cộng đồng như: các câu lạc bộ, gia đình, hay sự truyền dạy của các nghệ nhân đã mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển và gìn giữ những nét đặc sắc trong âm nhạc mà ông cha ta đã truyền lại.

Phong cách sáng tác và đặc trưng âm nhạc của ca khúc viết về Hà Nội

Cùng với tiến trình lịch sử của đất nước, nền âm nhạc cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần và niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt, những ca khúc viết về Hà Nội đã có bước phát triển rực rỡ và hình thành ba dòng nhạc chính mang phong cách cổ điển châu Âu, phong cách dân gian và phong cách nhạc nhẹ.

Nghề biểu diễn - phần bị lãng quên của ngành Guitar cổ điển Hà Nội

Hằng năm, các học viện âm nhạc, trường âm nhạc tại Hà Nội đào tạo được nhiều nghệ sĩ guitar trẻ. Số lượng người đăng ký học guitar cổ điển trong các câu lạc bộ, các trung tâm âm nhạc tư nhân cũng ngày càng tăng. Tuy có được số lượng học viên dồi dào, nhưng ngành guitar cổ điển tại Hà Nội lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển lĩnh vực biểu diễn. Hạn chế đến từ việc thiếu tính sáng tạo và phù hợp với thị hiếu khán thính giả trong thời đại mới. Thu nhập từ hoạt động biểu diễn không đủ đảm bảo cho cuộc sống ổn định. Và hậu quả là số lượng nghệ sĩ biểu diễn guitar cổ điển chuyên nghiệp tại Hà Nội có chiều hướng giảm mạnh. Để thúc đẩy hoạt động biểu diễn guitar cổ điển trở thành nghề biểu diễn cần giải pháp tổng thể từ nhiều hướng.

Nhận diện đặc điểm nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ ro (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Cộng đồng dân tộc Chơ Ro trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sinh sống tập trung tại một số xã thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, thị xã Phú Mỹ và một số ít tại thành phố Bà Rịa. Từ bao đời nay, trong tất cả các lễ hội dân gian, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo, đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, người Chơ Ro vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng, thông qua các loại hình nghệ thuật dân gian, diễn xướng dân gian.

Nâng cao chất lượng ca hát quần chúng tại các đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay

Trong môi trường Quân đội, hoạt động văn hóa, văn nghệ là một việc cần thiết, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ chiến sĩ, góp phần xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi trong đơn vị, gắn kết tình nghĩa quân dân nơi địa bàn đóng quân. Ca hát là hoạt động thường xuyên trong những giờ nghỉ, ngày nghỉ, trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng từ cấp tiểu đoàn đến cấp toàn quân. Qua các dịp hoạt động và kỳ hội diễn, nhiều cán bộ/ chiến sĩ có năng khiếu ca hát đã được phát hiện và bồi dưỡng, nhằm nâng cao khả năng ca hát, làm hạt nhân nòng cốt cho đơn vị.

Ca trù Hà Nội từ đầu thế kỷ XX đến nay

Trong sự gặp gỡ, tiếp xúc với văn hóa phương Tây, đời sống văn hóa nghệ thuật nước ta đã chịu tác động mạnh mẽ và trực tiếp ngay từ những năm đầu của TK XX. Ca trù vốn là loại hình biểu diễn rất nhạy cảm với những biến động của xã hội, nó chỉ tồn tại khi có khán giả nên nếu đối tượng thưởng thức thay đổi thì ca trù cũng phải thay đổi theo.

Vài nét về hoạt động biểu diễn âm nhạc truyền thống của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội

Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của khán giả thay đổi nhanh chóng. Nhiều thể loại âm nhạc phương Tây du nhập vào nước ta với phong cách mới, hiện đại, đã thu hút sự chú ý của công chúng yêu nhạc, đặc biệt là giới trẻ; bên cạnh đó, âm nhạc truyền thống đang rơi vào nguy cơ ngày càng mai một, kém hấp dẫn. Ở trong và ngoài nước, có nhiều nhóm nhạc kết hợp nhạc cụ truyền thống với âm nhạc điện tử cũng mang lại hiệu quả cao, giàu tính sáng tạo. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn âm nhạc truyền thống.

Những ca khúc vẫn lay thức lòng người

Những ca khúc viết về một thời đạn lửa của dân tộc ta ở TK XX, vẫn có giá trị trong việc đánh thức cảm xúc thẩm mỹ đối với thế hệ trẻ hiện nay. Có được cảm xúc thẩm mỹ tốt, họ sẽ nhận thức đúng về lịch sử và có những ứng xử mang tính nhân văn trong cuộc sống.