• Thế giới nghệ thuật > Dòng chảy sự kiện

Triển lãm Ghim - Nguyễn Sơn và trò chơi chất liệu

Những bức tranh trong triển lãm Ghim đến từ một hoàn cảnh lạ. Trong sự bức bối khi đang ngồi vẽ, họa sĩ dùng súng bắn ghim bắn vào ván gỗ lia lịa như một sự xả trừ. Một hình con hổ hiện lên, và đó là tác phẩm khởi đầu cho triển lãm Ghim diễn ra từ ngày 1-5 /8/2022 tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Một "hiện thực" mới

Khi thế giới bị chia cắt, ngăn cản, bao vây bởi đại dịch, chiến tranh... con người dường như có thêm thời gian, lựa chọn để sống chậm, lắng sâu hơn vào với không gian, thiên nhiên quanh mình. Thế giới quan khi nhìn nhận về cuộc sống, về các thang giá trị cũng có nhiều thay đổi và điều đó phản ánh vào văn hóa nghệ thuật trong đó có phim ảnh.

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức trong đào tạo các ngành năng khiếu nghệ thuật

Chuyển đổi số (CĐS) là xu hướng của thời đại và không còn là việc riêng của một tổ chức, đơn vị hay cá nhân nào. Tất cả phải chấp nhận và thực hiện sự thay đổi, nếu không sẽ bị tụt lại phía sau và có thể đe dọa sự tồn tại của sự phát triển của tổ chức, đơn vị hay cá nhân trong tương lai. Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều phải thay đổi để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và xã hội số. Ngành Giáo dục nói chung và giáo dục và đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng không nằm ngoài tiến trình đó. Bởi vì, CĐS chính là sự giao thoa giữa công nghệ và chiến lược đào tạo.

Truyền thống và hiện đại trong "Lụa 2022"

Triển lãm “Lụa 2022” hội tụ năm phong cách cá nhân đặc sắc trong nghệ thuật vẽ tranh lụa đương đại của Việt Nam. Ngôn ngữ tạo hình hiện đại, thế nhưng, văn hóa nghệ thuật truyền thống vẫn là chất liệu đầy cảm hứng để tương tác và cấu thành nên sự đa dạng trong các tác phẩm. Triển lãm kéo dài đến ngày 7 tháng 8 năm 2022 tại không gian nghệ thuật Ánh Dương Art Space (Hà nội).

Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc 2021 (Đợt 2): Bức tranh đa sắc trong nền âm nhạc và múa Việt Nam

Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc 2021 (đợt 2) do Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tổ chức diễn ra từ ngày 17 đến ngày 30/6 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk đã thành công tốt đẹp. Bằng những chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, hấp dẫn với những sắc màu âm nhạc độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền Liên hoan đã để lại nhiều dư âm trong lòng những người yêu nghệ thuật trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ.

Nhà hát Cải lương Hà Nội ra mắt hai tác phẩm có giá trị

Nhà hát Cải lương Hà Nội dường như luôn có sự đồng đều trong công tác dàn dựng vở khi sau hơn một tháng khởi công hai vở diễn thì nay lần lượt các tác phẩm đều được ra mắt công chúng và thu được những lời đánh giá tốt. Đó là vở Những đứa con oan nghiệt (tác giả: NSND Doãn Hoàng Giang - chuyển thể Đình Tư; đạo diễn: NSND Hoàng Quỳnh Mai) và Trời Nam (tác giả: Lê Duy Hạnh - chuyển thể Nguyên Phương; đạo diễn: NSƯT Lê Nguyên Đạt) với sự đa dạng về đề tài, phong cách đạo diễn và sự thể hiện khá tốt của tập thể nghệ sĩ Nhà hát.

Luật Điện ảnh (sửa đổi): Tạo đà cho phim Việt

Sự phát triển quá nhanh của điện ảnh Việt cũng như điện ảnh khu vực và thế giới là lý do Luật Điện ảnh được sửa đổi nhằm tạo ra môi trường, cơ sở, hành lang pháp lý thích hợp với tình hình mới cũng như thúc đẩy, tạo đà cho phim Việt phát triển.

Đầu tư chiều sâu qua mô hình các trại sáng tác

Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được ban hành tạo hành lang pháp lý quan trọng giúp văn học, nghệ thuật có điều kiện, môi trường thuận lợi để phát triển. Chính phủ đã phê duyệt nhiều đề án về chế độ, chính sách đối với hoạt động văn học, nghệ thuật, văn nghệ sĩ; đặt hàng, hỗ trợ, khuyến khích sáng tác và công bố các tác phẩm có giá trị…, được các văn nghệ sĩ rất đồng tình. Một trong số những giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sáng tác văn học nghệ thuật chính là đầu tư chiều sâu cho các trại sáng tác để làm “bà đỡ” cho những tác phẩm có chất lượng chuyên môn cao. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để việc đầu tư, hỗ trợ này hợp lý, xứng đáng, phát huy hiệu quả tốt hơn để góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030.

Điện ảnh Hàn Quốc - nhìn từ LHP Cannes

Vượt qua Trung Quốc và Nhật Bản, phim Hàn đang ngày càng có thêm tiếng nói tại một trong những LHP danh giá nhất thế giới là Cannes. Năm 2019, bộ phim Parasite (Ký sinh trùng) của đạo diễn Bong Joon Ho đã mang lại Cành cọ vàng cho điện ảnh Hàn Quốc. Và năm nay, điện ảnh Hàn Quốc đã tạo thêm một dấu nhấn khi giành tới hai giải quan trọng tại LHP này.

Liên đoàn Xiếc Việt Nam: Luôn đổi mới để chinh phục khán giả

Tuân thủ các công ước quốc tế về việc hạn chế, chấm dứt sử dụng động vật hoang dã trên sân khấu, Liên đoàn Xiếc Việt Nam cam kết sẽ không sử dụng động vật hoang dã trong biểu diễn, thay vào đó sẽ chuyển hướng phát triển nhiều loại thú nuôi gần gũi với con người. Trong chương trình xiếc mới “Chúa tể rừng xanh” ra mắt tối 27/5 để phục vụ các em thiếu nhi nhân dịp 1/6 và hè 2022 các con vật nuôi như dê, trâu, chó, mèo… đã xuất hiện trên sân khấu và có những màn biểu diễn thuần thục trong sự ngỡ ngàng của khán giả.

Thành công của vở kịch hát Nợ nước non

Đã lâu mới có sự kiện hai thể loại văn học và sân khấu ra mắt cùng thời điểm, đó là trường hợp tác phẩm văn học Nợ nước non (NXB Văn học, 2022) và vở kịch hát cùng tên. Đây là phần mở đầu bộ ba tác phẩm về thân thế, cuộc đời cách mạng, sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà khởi đầu từ ý tưởng của nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Thế Kỷ. Tác giả đã ấp ủ, thai nghén dự án này một thời gian dài, rồi tìm được những người đồng chí hướng là NSND Triệu Trung Kiên cùng tập thể nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp cùng Đoàn nghệ thuật UNESCO Di sản dân ca xứ Nghệ để làm nên sự kiện đặc biệt đúng dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022) và 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2022).