• Thế giới nghệ thuật > Dòng chảy sự kiện

Những con người thầm lặng

70 năm hình thành và phát triển, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam đã xây dựng hàng ngàn chương trình biểu diễn lớn, nhỏ trong và ngoài nước, phục vụ nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao một cách xuất sắc, được tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương và các danh hiệu cao quý...Để có được những thành công đó, ngoài tài năng vượt trội của các nghệ sĩ, diễn viên xuất sắc của Nhà hát còn có sự đóng góp của đội quân thầm lặng luôn đi trước về sau. Đó là đội ngũ cán bộ, nhân viên hành chính hậu cần, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng, phục trang, hậu đài, lái xe, tổ chức biểu diễn…

Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam Nguyễn Hải Linh: Nhà hát là mái nhà chung của các thế hệ nghệ sĩ

Từ năm 2014, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam chính thức là đơn vị tự chủ 100%. Vượt qua biết bao khó khăn, bỡ ngỡ và nhiều sự thay đổi về hình thức quản lý nhưng Nhà hát vẫn trụ vững trong vòng xoáy thị trường của lĩnh vực ca múa nhạc. Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà hát, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hải Linh - Giám đốc Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam.

Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam và câu chuyện tự chủ

Năm 2021 đánh dấu quá trình 70 năm ra đời và phát triển của Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đây cũng là dịp để nhìn lại những khó khăn mà Nhà hát phải đối mặt không chỉ trong câu chuyện tự chủ, mà còn về những khó khăn rất trầm trọng do dịch bệnh COVID-19.

NSND Nguyễn Quang Vinh: "Tôi sẽ luôn đồng hành cùng Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam"

Ra đời và trưởng thành trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, sau 70 năm đồng hành cùng đất nước, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam đã có những cống hiến to lớn vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy nghệ thuật cách mạng, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Uy tín, thương hiệu của Nhà hát được khẳng định qua nhiều thế hệ nghệ sĩ, nhiều chương trình, tiết mục mang đậm bản sắc dân tộc tại các sự kiện trọng đại trong và ngoài nước, góp phần quảng bá vị thế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

70 năm nhịp cầu hữu nghị

Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam với chức năng nhiệm vụ chính là xây dựng, tổ chức, biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng; sưu tầm, bảo tồn, lưu giữ và phát triển hiện đại nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc. Và một trong những nhiệm vụ quan trọng mang lại nhiều thành tích to lớn cho Nhà hát đó là công tác đối ngoại, quảng bá, giao lưu văn hóa Việt Nam với các nước trên thế giới. Nhà hát đã góp phần làm nhịp cầu đưa văn hóa và âm nhạc dân tộc Việt Nam ra thế giới, làm rạng rỡ nền văn hóa Việt Nam qua những chuyến lưu diễn ở nhiều nước.

Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 - Nhiều điểm đáng ghi nhận

Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2021 do Bộ VHTTDL chỉ đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hải Phòng tổ chức từ ngày 5 đến ngày 16/11 đã được đánh giá là thành công, nhiều sáng tạo mới về cả hình thức và nội dung. Ban Tổ chức đã trao 28 Huy chương Vàng, 42 Huy chương Bạc và 16 Huy chương Đồng cho các diễn viên; 6 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 7 Huy chương Đồng cho các vở diễn và các Giải xuất sắc nhất cho tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ và họa sĩ.

Biến chuyển - Chuyển mình trong một thế giới đầy biến động

Trong bối cảnh lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại trong thế giới toàn cầu, khái niệm về Điêu khắc đã trải qua nhiều biến chuyển cũng như mở rộng các phạm vi hiểu và tri nhận. Trong số các phương pháp của thực hành Điêu khắc, Điêu khắc đá đặc biệt có một lịch sử lâu đời gắn với những công trình vĩ đại và văn minh nhân loại như những công trình điêu khắc đá cổ Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư, Hy Lạp và La Mã… Điêu khắc ngày nay đa nghĩa và mơ hồ hơn hầu hết những loại hình nghệ thuật khác trong lý thuyết nghệ thuật, giờ đây khái niệm Điêu khắc không chỉ còn được sử dụng để mô tả những địa danh, đài tưởng niệm, tượng đài công cộng hay những vật thể trừu tượng mà còn được sử dụng để mô tả những vật thể làm sẵn (ready-made), nhiếp ảnh, trình diễn, và còn hơn thế nữa.

Kịch nói Việt Nam 100 năm tuổi

Tuần lễ kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam do Bộ VHTTDL phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức (từ ngày 21 đến 27/10) đã khép lại với những dư âm tốt đẹp trong lòng anh chị em làm nghề và sự kiện cũng đã được các cấp lãnh đạo quan tâm.

Sức hút của một vùng đất

Với bề dầy văn hóa ẩn sâu trong mảnh đất, con người, cây cỏ… xứ Huế từ lâu đã trở thành điểm đến, điểm khám phá của rất nhiều du khách, các văn nhân, nghệ sĩ.

Phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã diễn ra vào ngày 24-11-2021 tại phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội) do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức. Tới dự và chủ trì Hội nghị có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng sự tham gia của hơn 600 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các nhà quản lý văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu. Hội nghị kết nối trực tuyến với 67 điểm cầu ở các ban, bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đường truyền mở rộng đến cơ sở.