• Thế giới nghệ thuật > Dòng chảy sự kiện

Bản sắc Việt Nam hòa trong tiếng saxophone

Làm mới âm nhạc truyền thống là hướng đi mà không ít nghệ sĩ trẻ hiện nay đang theo đuổi. Dù chung hướng đi, song nghệ sĩ Phan Lê Hiếu vẫn khẳng định được hình ảnh cá nhân không dễ nhầm lẫn với cây kèn saxophone. Một lần nữa, bản sắc Việt Nam được anh thể hiện không chỉ qua thanh âm, mà còn qua hình ảnh tà áo ngũ thân anh mặc trên người khi biểu diễn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguồn cảm hứng bất tận của các nghệ sĩ điện ảnh

Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tạo của các văn nghệ sĩ ở nhiều loại hình nghệ thuật, riêng điện ảnh đã có nhiều thước phim tài liệu về Bác Hồ ngay từ những ngày đầu non trẻ của nền điện ảnh Cách mạng. Ở những năm sau này, nhiều bộ phim truyện điện ảnh về Bác Hồ cũng đạt được những thành tựu nghệ thuật, để lại dấu ấn trong lòng công chúng.

Đôi điều về triển lãm "Sen và Kiều"

Tôi có dịp gặp bà Nguyễn Thanh Tâm - nhà sưu tập sen nổi tiếng và là Chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam. Chị cho biết dự định tổ chức triển lãm “Sen và Kiều” vào đầu tháng 6/2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Ký ức để lại - từ chiến khu tới sân khấu lớn

Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025) và 80 năm ngày truyền thống Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025), tối ngày 19/4/2025 tại Quảng trường Đài tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ tỉnh Tây Ninh đã diễn ra chương trình nghệ thuật Ký ức để lại.

Các nghệ sĩ làm phim tài liệu trên chiến trường chống Mỹ

Điện ảnh thời sự, tài liệu được xem như là ký ức của dân tộc, với năng lực ghi chép một cách chân thực hiện thực lịch sử. Thành tựu lớn đầu tiên của điện ảnh Việt Nam chính là sự đóng góp của những bộ phim tài liệu về chiến tranh và các tác phẩm đi sâu vào số phận con người trong chiến tranh. Nhiều bộ phim tài liệu đã ghi lại những thời khắc chiến tranh hết sức chân thực, lịch sử đã được ghi lại qua những hình ảnh động, nhiều thước phim tư liệu quý giá đến ngày nay. Để có được những thước phim này, nhiều nghệ sĩ của điện ảnh tài liệu đã ra trận như những người lính, có người đã hy sinh anh dũng nơi chiến trường.

Họa sĩ Hà Nội vẽ măng sét Báo Sài Gòn Giải Phóng

50 năm đồng hành cùng độc giả cả nước (1975 - 2025), Báo Sài Gòn Giải Phóng vẫn luôn là tiếng nói của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những mẫu măng sét (manchette) in trên đầu mỗi tờ báo từ số đầu tiên đến nay đều được vẽ bởi một họa sĩ Hà Nội. Đó là họa sĩ Vũ Hy Thiều.

Họa sĩ Nguyễn Thanh Châu trên đường tiến về Sài Gòn ngày 30/4/1975

Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn, đất nước thống nhất, trọn niềm vui là kết quả của tinh thần yêu nước, sự cống hiến, hy sinh của quân và dân ta ở cả hai miền Nam Bắc, trong đó có sự đóng góp của rất nhiều văn nghệ sĩ. Trong đoàn quân trở về Sài Gòn vào ngày vui chiến thắng đó không chỉ có các chiến sĩ, cán bộ cách mạng mà còn có những nghệ sĩ từ chiến trường. Họa sĩ Nguyễn Thanh Châu là một trong số đó. Ông trở về trong niềm hạnh phúc dâng trào của người họa sĩ - chiến sĩ, của đứa con miền Nam được trở về quê hương sau bao ngày xa cách. Họa sĩ Nguyễn Thanh Châu là một trong những họa sĩ miền Nam tập kết ra Bắc, tình nguyện trở về chiến trường hoạt động và đi đến ngày cuối cùng của cuộc chiến. Nhiều ký họa, tranh đã ra đời trên đường chiến dịch Hồ Chí Minh và ông về Sài Gòn đúng ngày 30/4/1975.

Văn hóa sáng bừng giữa nơi “địa ngục trần gian”

Dẫu trải qua biết bao trận tra tấn dã man nơi ngục tù ác liệt, nhưng dưới chế độ lao tù của chính quyền Sài Gòn những nữ tù chính trị vẫn sáng ngời bản lĩnh người chiến sĩ Cộng sản kiên trung. Đặc biệt, những giá trị văn hóa tốt đẹp vẫn được gieo mầm, nảy nở giữa nơi sỏi đá khô cằn. Đến nay, đã 50 năm kể từ ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhưng ký ức về những ngày học tập, sinh hoạt dưới sự áp bức của nhà lao vẫn còn in sâu trong tâm trí những bông hồng thép bất khuất. Thay vì gọi là “bà”, tác giả bài viết xin được thân thương gọi họ là “cô”. Bởi đã nửa thế kỷ trôi qua, người phụ nữ năm nay đã ngoài thất tuần vẫn hừng hực nhiệt huyết như những cô gái thuở đôi mươi.