• Văn hóa > Di sản

Quảng Nam - từ văn hóa thương mại cảng thị truyền thống đến tư tưởng cải cách, duy tân cuối TK XIX - đầu TK XX

Quảng Nam, như ý nghĩa danh xưng của nó, là vùng đất mở rộng về phương Nam. Tên gọi này chính thức có từ thời Lê sơ, sau cuộc Nam tiến của Lê Thánh Tông năm 1471, với sự ra đời của thừa tuyên Quảng Nam (1). Trong khoảng TK XIV-XV, Quảng Nam đã nắm lợi thế quan trọng là đất giáp ranh, cửa ngõ, trước là của Champa, sau là của Đại Ngu/Đại Việt trong hoạt động đối ngoại, có thể là cả đối địch và giao thương giữa hai nước; đặc biệt là với vai trò cửa mở của Đại Việt với vương quốc Champa và các vương quốc cổ khác ở phía Nam và Tây Nam. Chính vì là đất vùng biên trong một thời kỳ dài của lịch sử, những yếu tố địa chính trị ấy, phải chăng đã tạo nên tố chất và tính cách con người Quảng Nam (trước là người Chăm bản địa, sau là người Việt di cư vào): quảng giao, dạn dày và linh hoạt. Cũng bởi thế, người Quảng Nam trong lối sống, trong làm ăn, ứng xử có thiên hướng cởi mở, giao lưu, giao thương với bên ngoài hơn là đóng cửa và hướng nội.

Xã hội quan họ làng - cổ truyền và hiện tại

Lời tòa soạn: Năm 2017, tác giả Trần Minh Chính, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đồng thời cũng là nhà quản lý văn hóa lâu năm, đã công bố chuyên luận về bảo tồn và phát huy sinh hoạt văn hóa quan họ làng. Trong chuyên luận này, sau khi phân tích thực trạng của sinh hoạt văn hóa quan họ làng trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa sinh hoạt văn hóa quan họ cổ truyền và sinh hoạt văn hóa quan họ đương đại, ông đã đưa ra ý kiến đánh giá và đề xuất những vấn đề đặt ra cùng một số giải pháp cơ bản, trước mắt và lâu dài nhằm thực hiện việc bảo tồn, phát huy sinh hoạt văn hóa quan họ làng trong tình hình hiện nay. Trước đó, tác giả Trần Minh Chính đã công bố công trình nghiên cứu khác với tên gọi Nghệ nhân quan họ làng Viêm Xá (Bút danh Trần Chính) và đã được Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 2000. Từ số này, chúng tôi chọn và giới thiệu tới bạn đọc quan tâm một số nội dung nghiên cứu đáng chú ý thuộc chuyên luận trên của tác giả Trần Minh Chính.

Giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt tỉnh Bến Tre

51 di tích cấp tỉnh, 16 di tích cấp quốc gia và 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, những con sốthống kê này cho thấy tỉnh Bến Tre có hệ thống di tích phong phú, đa dạng về loại hình, chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa vật thể, phi vật thể đồng thời phản ánh truyền thống văn hóa, những nét đặc trưng của vùng đất này. Trong đó, khi nói đến di tích quốc gia đặc biệt là nói đến sự hội tụ các giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật của địa phương nói riêng của cả nước nói chung qua các thời kỳ lịch sử, khẳng định rằng, các giá trị này cần được khai thác tác dụng phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.

Bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu (Thanh Hóa)

Đền Bà Triệu thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thờ nữ tướng Triệu Thị Trinh - người có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô (Trung Quốc) vào giữa TK III. Đình được nhân dân làng Phú Điền xây dựng thô sơ bằng tranh tre, nứa ở sườn núi Gai năm 248. Sau chiến thắng giặc phương Bắc, Lý Nam Đế đã dừng chân ở đền Bà Triệu tạ ơn vong linh vị nữ tướng và cấp kinh phí xây dựng đền thờ này. Bài viết này làm rõ mối quan hệ giữa quản lý nhà nước và vai trò của cộng đồng trong bảo vệ, phát huy giá trị của khu di tích đền Bà Triệu; nêu bài học kinh nghiệm; đề ra các giải pháp góp phần tăng cường sự phối hợp giữa Nhà nước và cộng đồng trong quản lý khu di tích đền Bà Triệu nói riêng, các di tích quốc gia đặc biệt tại tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Khu tập thể cũ - một nét di sản văn hóa của Hà Nội

Các khu nhà tập thể (KTT) ở Hà Nội được hình thành và mở rộng từ khoảng năm 1960 - 1986, phản ánh phong cách kiến trúc đương thời, kỹ thuật xây dựng từ Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Vào thời điểm đó, nó cung cấp chỗ ở cho khoảng 140.000 người, tháo gỡ sự thiếu hụt về nhà ở cho một tầng lớp cư dân tại Hà Nội. Trải qua vài thập kỷ, cư dân ở hơn 30 KTT lớn nhỏ nằm rải rác trong nội thành Hà Nội đã hình thành nên một lối sống riêng với nhiều sắc thái văn hóa độc đáo.

Đình Lãng Xuyên - những giá trị lịch sử, văn hóa

Đình làng Lãng Xuyên, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương được trùng tu xây dựng năm Khải Định thứ 2 (1917). Ngôi đình không chỉ có giá trị nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu mà còn có ý nghĩa tâm linh gắn với lịch sử văn hóa dân tộc Việt trong cộng đồng cư dân địa phương.

Quản lý và phát huy di sản văn hóa ruộng bậc thang ở Sa Pa, Lào Cai

Di sản văn hóa ruộng bậc thang Sa Pa được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích danh thắng quốc gia năm 2013, với diện tích 749 ha, thuộc 3 xã: Lao Chải, Tả Van và Hầu Thào, thị xã Sa Pa, Lào Cai. Ruộng bậc thang Sa Pa là sự kết hợp giữa đôi bàn tay khéo léo, tư duy khoa học cùng hệ thống các tri thức được tích lũy qua nhiều năm sinh sống của đồng bào các dân tộc. Đây cũng là kết quả sáng tạo của các tộc người, thuộc loại hình canh tác độc đáo trong sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp truyền thống, phù hợp với địa hình cư trú của các tộc người (Mông, Dao và Giáy) từ bao đời nay.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển di sản văn hóa Việt Nam

Di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Để nâng cao chất lượng bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng DSVH thế giới thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển DSVH Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần phải có chủ trương, giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành DSVH hiện nay.