• Văn hóa > Cổ truyền

Lễ Hằng thuận trong đời sống văn hóa người dân thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang)

Lễ Hằng thuận ra đời trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ do Hội Phật giáo Bắc Kỳ chủ trì vào giai đoạn nửa đầu TK XX, là một nghi thức tâm linh Phật giáo không thể thiếu trong nghi lễ vòng đời của phật tử trẻ tuổi. Tổ chức lễ cưới tại chùa là một cơ duyên, đôi nam nữ phải có duyên gặp gỡ, duyên vợ chồng, tự nguyện đến với nhau bằng tình yêu chân chính và được sự chấp thuận của gia đình hai bên và của nhà chùa. Bài viết phân tích một số chức năng và vai trò của lễ Hằng thuận trong đời sống văn hóa của người dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Lễ hội Kỳ yên ở đình Phú Hựu (Đồng Tháp)

Từ ngày 16 đến 18-3 (âm lịch) hằng năm, tại đình Phú Hựu, ấp Phú Hòa, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có tổ chức lễ hội Kỳ yên. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm tại đình, nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, tạ ơn thần Thành hoàng bổn cảnh đã giúp đỡ nhân dân. Lễ hội trước đây do người dân trong ấp Phú Hòa đứng ra tổ chức, đến nay phát triển thành lễ hội lớn, có giá trị tiêu biểu trong toàn tỉnh và cả khu vực Tây Nam Bộ; lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian vùng đồng bằng sông nước.

Văn hóa bản địa ở các nước Đông Nam Á lục địa

Văn hóa Đông Nam Á ngày nay là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, giàu bản sắc. Nó là tổng hòa, đan xen của nhiều sắc màu văn hóa bao gồm cả văn hóa bản địa lẫn văn hóa ngoại lai do ảnh hưởng từ các cuộc giao lưu, tiếp biến văn hóa với Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và phương Tây. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận với một số đặc điểm của văn hóa bản địa ở các nước Đông Nam Á lục địa bao gồm: Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của đình làng truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Đình làng Việt Nam là công trình kiến trúc cổ mang nhiều nét đặc trưng. Đình làng được xem như một biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã. Đình làng là nơi thể hiện sự sinh hoạt cộng đồng của người dân Việt. Tại Nam Bộ, đình làng góp phần vào sự giữ gìn, đoàn kết, gắn bó cộng đồng, thể hiện khát vọng của người dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, các ngôi đình truyền thống ở TP.HCM đã thay đổi về chức năng và hình thức thực hiện tín ngưỡng để phù hợp với đời sống văn hóa - xã hội của cư dân đô thị.

Nghệ thuật trình diễn dân gian ở huyện Đông Anh (Hà Nội) hiện nay

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là vùng đất có bề dày lịch sử. Trước khi An Dương Vương xây Loa Thành dựng nước và giữ nước, nơi đây đã là quần cư đông đúc của người Việt cổ với kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Điều đó được thể hiện qua những hiện vật khảo cổ học như hình người múa trên cán dao găm, hình khắc vũ nữ múa trên trống đồng, trên các mảnh gốm... Người dân nơi đây lưu giữ được hơn 300 di tích lịch sử văn hóa và một số loại hình nghệ thuật trình diễn truyền thống như tuồng cổ, hát chèo, hát ca trù và múa rối nước.

Bàn về chức năng nhà thờ họ tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là vùng đất có lịch sử từ hàng ngàn năm, thu hút khá nhiều cư dân các vùng khác đến khai phá, tụ cư, hình thành họ tộc, cùng nhau dựng nước và giữ nước qua các giai đoạn lịch sử. Nghiên cứu về sự ra đời và định hình chức năng nhà thờ họ cũng là những bàn luận về lịch sử, văn hóa Kinh Bắc qua quá trình hình thành những dòng họ và đóng góp của các dòng họ đối với lịch sử địa phương và nước nhà. Nhà thờ họ là cơ sở thực hành tín ngưỡng thờ cùng tổ tiên, qua đó nhà thờ họ mang trên mình những chức năng văn hóa cơ bản trong văn hóa dòng họ như: tâm linh, giáo dục, sinh hoạt văn hóa cộng đồng…

Ứng xử với môi trường tự nhiên của người Dao vùng tái định cư thủy điện Tuyên Quang

Trong hơn hai thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa với hàng loạt những dự án thủy điện đã tác động không nhỏ đến môi trường và quy hoạch dân cư nhiều vùng ở nước ta. Các dự án này được triển khai chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời. Việc di dời, tái định cư phục vụ xây dựng thủy điện vì thế sẽ dẫn đến những thay đổi không nhỏ về sinh kế, phong tục tập quán, cũng như bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Bài viết nghiên cứu về cộng đồng người Dao di dân từ vùng lòng hồ thủy điện Na Hang, tái định cư tại huyện Lâm Bình và Chiêm Hóa, Tuyên Quang để tìm hiểu những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử với môi trường tự nhiên của người Dao ở vùng tái định cư.

Nghệ thuật hình khối trên trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn

Hình khối trong nghệ thuật tạo hình là ngôn ngữ biểu hiện ý tưởng, nội dung tác phẩm. Đối với trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn, tổ chức hình khối để ứng phó với môi trường, tạo dáng thể hiện quan niệm thẩm mỹ, là “biểu tượng” riêng không thể lẫn với các tộc người khác. Dưới góc nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật, bài viết lấy nguyên lý tạo hình làm cơ sở phân tích để làm rõ những đặc điểm, tính minh triết trong nghệ thuật hình khối trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Qua đó, nhận thức, phát huy và bảo tồn những giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc trong đời sống đương đại.

Thực trạng bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người Mường (Thanh Hóa) - những vấn đề đặt ra

Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, người Mường nói riêng. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc, nghề dệt vải thổ cẩm đang dần mai một, nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở tỉnh Thanh Hóa không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc. Bài viết đi sâu vào nhận diện và đánh giá thực trạng nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở trong quá khứ và hiện tại; từ đó đề xuất một số giải pháp trong việc bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mường trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống ở Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, với phong cảnh núi non hùng vĩ, gắn liền với nhiều di tích lịch sử như hang Pác Pó, thác Bản Giốc, suối Lê Nin, động Ngườm Ngao… Bên cạnh đó, Cao Bằng còn nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống (LHTT) như lễ hội Lồng tồng, lễ hội đền Vua Lê, lễ hội thác Bản Giốc, lễ hội đền Kỳ Sầm… Đến với Cao Bằng, khách du lịch được trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội rất đặc sắc. Tuy nhiên, hiện nay, môi trường văn hóa trong các LHTT ở Cao Bằng cũng cần được các ban, ngành quan tâm, tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp cụ thể để hoạt động lễ hội đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân và khách tham quan.