• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

Hà Nội, nơi ca khúc Việt Nam phát triển

Từ nửa cuối TK XX đến nay, lĩnh vực âm nhạc luôn nổi bật so với các loại hình nghệ thuật khác, những tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc được công chúng đón nhận một cách cởi mở. Hà Nội trở thành giao điểm sáng tác, biểu diễn, lý luận, củng cố, bổ sung hệ thức giá trị xã hội âm nhạc, từ giao hưởng, thính phòng đến ca khúc phổ thông.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ

Trong quá trình hình thành và phát triển, người Khmer ở Nam Bộ đã không ngừng tiếp thu, sáng tạo nhiều nhạc cụ, thể loại dân ca để thể hiện tâm tư tình cảm cá nhân, thực hành nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng… Âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người, cố kết cộng đồng, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Có thể nói, âm nhạc dân gian đã góp phần quan trọng trong việc tạo dựng bản sắc, giá trị văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

Quản lý thị trường âm nhạc nhìn từ lý thuyết vốn văn hóa.

Khái niệm vốn văn hóa hiện nay được sử dụng khá phổ biến, nó tập trung vào chủ thể văn hóa, vào năng lực luân chuyển, trao đổi các yếu tố văn hóa tạo nên giá trị cho chủ thể (1). Quá trình nhập, xuất trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng của thị trường âm nhạc hiện nay chính là biểu hiện của vốn văn hóa. Để điều tiết thị trường âm nhạc, các nhà quản lý phải có những giải pháp thiết thực dựa trên lý thuyết về nguồn vốn này.

Nét đặc sắc trong mối quan hệ giữa lời và nhạc trong dân ca của người Cơtu ở Quảng Nam

Lời ca và âm nhạc là hai yếu tố cấu thành nên một bài dân ca của mỗi vùng miền. Xét đến lời trong dân ca, người ta thường nghĩ ngay đến đó là những áng thơ, hò vè dân gian được người dân phổ nhạc. Với dân ca Cơtu thì hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt đó thể hiện ở những bài bản dân ca của họ không được sáng tác từ thơ hay ca dao, hò, vè mà đó là những tiếng nói, tâm tư được ứng tác trên nền thang âm của chính dân tộc họ.

Rom vong ở Sóc Trăng - điệu múa níu chân người

Dân tộc Khmer có mặt sớm ở vùng đất Nam Bộ, song song với việc ghi dấu ấn cho việc định cư, người dân Khmer cũng kế thừa nền văn hóa Ăngko, nền văn minh lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những nhóm lưu dân người Kinh, người Hoa, người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng. Nền văn hóa Khmer có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Người Khmer ở Nam Bộ có một nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo, đa dạng, đặc biệt là nghệ thuật múa, đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng, luôn được bảo tồn, phát huy.

Vài kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân gian

Âm nhạc dân gian là quốc hồn, quốc túy của một dân tộc, một đất nước, được tổ tiên sáng tạo, phát huy, gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ con cháu trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hôm nay, tất cả các giá trị của văn hóa dân gian nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng, đều đứng trước những thử thách lớn, đó là nguy cơ mai một và biến mất. Việc nghiên cứu, sưu tầm vốn văn hóa dân gian đã có từ xa xưa trong lịch sử, trong đó, các nhà cầm quyền có những mục đích chính trị khác nhau, gắn với các bối cảnh xã hội khác nhau. Cho đến nay, việc nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy âm nhạc dân gian nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tinh thần trong đời sống xã hội, vẫn còn là điểm nóng, thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nghiên cứu, nghệ nhân và văn nghệ sĩ.

Cơ chế giáo dục thẩm mỹ thông qua âm nhạc đại chúng cho sinh viên

Âm nhạc đại chúng (ÂNĐC) tham gia vào quá trình giáo dục thẩm mỹ sẽ mở ra cho các tầng lớp nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng khả năng chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn và sáng tạo cái đẹp trên cơ sở các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mục đích cuối cùng của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua ÂNĐC cho sinh viên cũng chính là nhằm thực hiện mục tiêu chung: xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới.