• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

GIAI ĐIỆU TRONG KHÍ NHẠC ĐƯƠNG ĐẠI

Theo tác giả Đào Trọng Minh “giai điệu là sự tổng hợp đầy đủ nhất các phương pháp biểu hiện âm nhạc trong trình tự âm thanh một bè nhằm biểu lộ tư duy và tình cảm của con người” (1). Giai điệu được tạo nên bởi sự thống nhất của nhiều thành tố âm nhạc khác nhau theo trình tự thời gian như: mối tương quan về cao độ, tiết tấu, lực độ, âm sắc, phương thức diễn đạt… Hay nói cách khác, giai điệu vừa là một phương tiện chủ chốt thể hiện nội dung âm nhạc, vừa là biểu tượng cho sự tổng hợp các thành tố âm nhạc.

QUY TRÌNH SÁNG TÁC NHẠC CHO TÁC PHẨM MÚA

Âm nhạc và múa là hai loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của loài người. Đó là những tiếng hô, hò, hét, nhịp đập của các công cụ đá, gỗ, tre, đồng để múa. Âm nhạc và múa có mối quan hệ hữu cơ trong tiến trình lịch sử văn hóa, nghệ thuật của mỗi tộc người, mỗi quốc gia. Theo dòng chảy lịch sử, âm nhạc và múa cùng đồng hành, tồn tại, phát triển ngày một hoàn thiện. Trong thời hiện đại, những tác phẩm múa độc lập, có tính chuyên nghiệp, phát triển tới đỉnh cao, đòi hỏi phải có những tác phẩm âm nhạc riêng cho từng tác phẩm. Mối quan hệ ấy càng trở nên gắn bó, không thể chia tách. Múa nhất thiết phải có nhạc, từ đó đã dần hình thành đội ngũ nhạc sĩ chuyên sáng tác âm nhạc cho tác phẩm múa.

TIỆM CẬN TÍN NGƯỠNG TÀY QUA HÁT THEN

Việt Nam là đất nước đa tộc người, có bản sắc văn hóa riêng trong chỉnh thể vừa thống nhất vừa đa dạng. Phong tục tập quán độc đáo cùng nhiều phương thức lưu truyền như truyện kể, cổ tích, thần thoại, sự tích, thơ, truyền miệng… và không thể không nhắc đến nghệ thuật dân gian, trong đó, âm nhạc là phương tiện bảo lưu đặc sắc nét văn hóa tộc người. Trong bài này, người viết muốn trao đổi về mối quan hệ ràng buộc giữa hát then và tín ngưỡng người Tày.

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA HÁT TRỐNG QUÂN Ở CHÂU THỔ SÔNG HỒNG

Trong đời sống văn hóa cộng đồng của cư dân Việt ở Bắc Bộ xưa, hát trống quân là một hình thức diễn xướng dân gian đối đáp giao duyên gần gũi, quen thuộc, phổ biến. Ngày nay, đứng trước hiện trạng nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có nguy cơ bị mai một, thất truyền, hát trống quân ở đồng bằng sông Hồng cũng đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Ngay cả những nghệ nhân cũng nhận thức rõ, thể hiện sự thông cảm của mình với thực tại. Đây là xu thế tất yếu, cũng như các loại hình văn hóa cổ truyền khác. Tuy nhiên, cần có sự nhận diện một cách rõ ràng những biến đổi này để có phương thức điều tiết sao cho hài hòa.

HẦU VĂN HUẾ

Hầu văn Huế là một thể loại âm nhạc tín ngưỡng có từ lâu đời ở vùng đất cổ Thuận Hóa (nay là thành phố Huế). Việc nghiên cứu về nguồn gốc, quá trình hình thành, ý nghĩa của giai điệu, môi trường diễn tấu, trang phục, dàn nhạc... của hầu văn Huế không chỉ nâng cao giá trị âm nhạc Huế mà còn góp phần tôn vinh âm nhạc tôn giáo có ảnh hưởng đến ba khu vực của đất nước (Bắc, Trung, Nam) mà vẫn giữ được vẻ đẹp và đặc trưng của từng vùng. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến sự can thiệp, ảnh hưởng giữa âm nhạc Việt Nam - Chămpa thông qua giai điệu của hầu văn Huế.

CA HUẾ TRONG MỖI QUAN HỆ GIỮA ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH VÀ ÂM NHẠC DÂN GIAN

Huế là kinh đô chính thức và cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, là vùng đất có chiều dài lịch sử hình thành và phát triển trên 700 năm. Trên phương diện văn hóa, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa đặc sắc, tồn tại và phát triển đến hôm nay. Trong đó, phải kể đến nền âm nhạc cổ truyền mang đậm bản sắc và dấu ấn của vùng đất cố đô. Có thể, bởi sự chi phối của đặc trưng văn hóa Huế, mà âm nhạc cổ truyền Huế giữa hai dòng bác học (cổ truyền chuyên nghiệp) và dân gian (cổ truyền dân gian) ít có sự phân định rạch ròi.

TIẾP BIẾN VĂN HÓA TRONG SỰ HÌNH THÀNH ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ

Ngày 5 - 12 - 2013, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã chính thức vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là loại hình âm nhạc dân tộc độc đáo được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục tại khắp các tỉnh phía Nam, liên tục được tái tạo thông qua trao đổi văn hóa với các dân tộc khác nhau, thể hiện sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc...

TRỐNG VÀ KHÈN CỦA NGƯỜI MÔNG

Trống và khèn là hai loại nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người Mông. Trước đây, âm thanh của trống, khèn chỉ được vang lên trong những nghi thức, nghi lễ tang ma. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển, giao lưu, tiếp biến văn hóa, khèn còn có thể được sử dụng trong một số hoạt động cộng đồng, có thể để thi tài năng, bộc lộ ý chí, nghị lực của con người.

MỞ RỘNG ÂM VỰC GIỌNG HÁT TRONG THANH NHẠC

Sự phát triển của nghệ thuật thanh nhạc trên thế giới đã chứng minh, ngoài rèn luyện khả năng biểu cảm, việc luyện tập còn tạo cho giọng hát con người đạt được những kỹ thuật khó như: thể hiện nhanh nhiều nốt, thể hiện những nốt rất cao, có độ vang xa… Để làm được như vậy trước hết phải mở rộng được âm vực giọng hát. Rất ít người mà giọng hát tự nhiên có âm vực rộng, thoải mái thể hiện những tác phẩm thanh nhạc có kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là ở những nốt cao và rất cao.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DIỄN TẤU VÀ ÂM ĐIỆU NHẠC TÀI TỬ NAM BỘ

Nhạc tài tử Nam Bộ tạo cho người nghe cảm giác gần gũi với ca trù miền Bắc và ca Huế miền Trung nhưng đầy tính sáng tạo, ngẫu hứng với những đặc trưng như: tính diễn xướng với những sáng tạo tại chỗ; tính chuyên nghiệp trong trình tấu và cảm thụ; tính dị bản, tính ngẫu hứng trong diễn tấu trên khung sườn bài bản nghiêm ngặt. Những nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn nhạc tài tử Nam Bộ phải có khả năng chơi đàn điêu luyện, có kỹ thuật diễn tấu cao và nắm bắt được những phong cách trong biểu diễn loại hình âm nhạc này.