Nghệ thuật > Âm nhạc và múa
Nổi bật
Cơ chế giáo dục thẩm mỹ thông qua âm nhạc đại chúng cho sinh viên
Âm nhạc đại chúng (ÂNĐC) tham gia vào quá trình giáo dục thẩm mỹ sẽ mở ra cho các tầng lớp nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng khả năng chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn và sáng tạo cái đẹp trên cơ sở các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mục đích cuối cùng của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua ÂNĐC cho sinh viên cũng chính là nhằm thực hiện mục tiêu chung: xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới.
Bản sắc nông thôn Việt Nam qua ngôn ngữ múa dân gian đương đại
Năm 1986, chính sách mở cửa nền kinh tế đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Từ việc thoát khỏi áp bức, đô hộ của thực dân phong kiến và những âm mưu đồng hóa văn hóa của Trung Hoa, Việt Nam từ đây đã sang trang, mở cửa hội nhập nhìn ra thế giới hiện đại. Sự thay đổi của các chính sách về kinh tế, văn hóa đã làm thay đổi mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam, trong đó có nông thôn Việt Nam. Bài viết này đề cập đến sự thay đổi của nông thôn Việt Nam trong sự liên hệ với những giá trị được coi là điển hình, gắn liền với bản sắc đã ăn sâu vào trong tư tưởng của đại bộ phận dân chúng Việt Nam cho dù thời đại đã làm những giá trị đó thay đổi. Song, dưới lăng kính của người biên đạo múa, hình ảnh về nông thôn Việt Nam và những con người sinh ra nơi đây vẫn còn vẹn nguyên như chưa hề có sự xáo trộn.
Tương quan giữa thanh điệu trong ca từ và cao độ trong giai điệu ở ca khúc nghệ thuật Việt Nam
Các thể loại âm nhạc được phân chia thành thanh nhạc và khí nhạc. Trong đó, các tác phẩm thanh nhạc chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ yếu tố thanh âm của ca từ và cao độ của giai điệu. Ở Việt Nam, giữa TK XX ra đời một thể loại âm nhạc viết cho giọng hát và phần đệm, trong đó các yếu tố giai điệu, lời ca, phần đệm đều có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị cho tác phẩm. Thể loại đó được gọi là ca khúc nghệ thuật Việt Nam (CKNTVN), tương đương với thể loại romance thanh nhạc trong âm nhạc phương Tây. Giá trị nghệ thuật của thể loại này được đánh giá bởi ca từ, giai điệu, phần đệm và sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố này với nhau.