• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

MỞ RỘNG ÂM VỰC GIỌNG HÁT TRONG THANH NHẠC

Sự phát triển của nghệ thuật thanh nhạc trên thế giới đã chứng minh, ngoài rèn luyện khả năng biểu cảm, việc luyện tập còn tạo cho giọng hát con người đạt được những kỹ thuật khó như: thể hiện nhanh nhiều nốt, thể hiện những nốt rất cao, có độ vang xa… Để làm được như vậy trước hết phải mở rộng được âm vực giọng hát. Rất ít người mà giọng hát tự nhiên có âm vực rộng, thoải mái thể hiện những tác phẩm thanh nhạc có kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là ở những nốt cao và rất cao.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DIỄN TẤU VÀ ÂM ĐIỆU NHẠC TÀI TỬ NAM BỘ

Nhạc tài tử Nam Bộ tạo cho người nghe cảm giác gần gũi với ca trù miền Bắc và ca Huế miền Trung nhưng đầy tính sáng tạo, ngẫu hứng với những đặc trưng như: tính diễn xướng với những sáng tạo tại chỗ; tính chuyên nghiệp trong trình tấu và cảm thụ; tính dị bản, tính ngẫu hứng trong diễn tấu trên khung sườn bài bản nghiêm ngặt. Những nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn nhạc tài tử Nam Bộ phải có khả năng chơi đàn điêu luyện, có kỹ thuật diễn tấu cao và nắm bắt được những phong cách trong biểu diễn loại hình âm nhạc này.

ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ THEN CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN

Âm nhạc trong nghi lễ then của người Tày nói chung và người Tày ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên nói riêng là loại hình âm nhạc tổng hợp của khí nhạc đệm (đàn, chùm xóc nhạc) và hát. Âm nhạc trong nghi lễ then của người Tày nơi đây vừa mang đặc trưng của then Tày vùng Đông Bắc vừa mang sắc thái riêng biệt thể hiện qua lời ca, tiết tấu, nhạc đệm, thang âm, điệu thức…

VÀI ĐẶC TRƯNG TRONG BÀI BẢN NHẠC TÀI TỬ NAM BỘ

Các thể loại, tác phẩm âm nhạc đều có những hình thức, cấu trúc rõ nét. Nhạc tài tử Nam Bộ cũng vậy, lớp, câu, lái, mô, chầu, rao được xem là khung sườn của bài bản, là nơi để giai điệu dựa vào mà thỏa sức bay lượn, đắm chìm trong những buổi hòa nhạc thâu canh. Ngoài sự cân đối, khúc chiết, chúng còn có những quy định nghiêm ngặt riêng mà giới nhạc đều phải thuộc nằm lòng khi muốn cùng nhau so tài.

THỦ PHÁP PHỔ THƠ TRONG DÂN CA XỨ THANH

Mỗi làn điệu dân ca trong kho tàng dân ca xứ Thanh đều là những sản phẩm văn hóa lâu đời, thể hiện cuộc sống, tâm tư, ước vọng, tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước. Qua tìm hiểu lời ca, giai điệu, tiết tấu, các hình thức diễn xướng… có thể thấy phần nào tính cách, nếp sống, văn hóa, tín ngưỡng của người dân Thanh Hóa so với các vùng phụ cận và văn hóa Việt nói chung.

BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ SÌNH CA CAO LAN Ở PHÚ THỌ

Trong hệ thống di sản văn hóa đồ sộ của tỉnh Phú Thọ, sình ca có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Cao Lan. Đây là một hiện tượng văn hóa có tính chất tổng thể, tích hợp nhiều phương diện giá trị từ phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng... đến những sự kiện lịch sử gắn với nguồn gốc tộc người và quá trình thiên di đầy gian khổ trong quá khứ. Vì vai trò đặc biệt ấy, vào dịp đầu xuân hay ngày lễ hội truyền thống, người dân Cao Lan rất hồ hởi tham gia vào các cuộc hát sình ca, trong đó nhiều đôi nam nữ nên duyên từ các cuộc hát này. Tuy nhiên, hiện nay các nghệ nhân và những người am hiểu về sình ca hầu hết đã cao tuổi, việc truyền dạy gặp nhiều khó khăn; bản sắc, không gian văn hóa truyền thống bị biến đổi và có nguy cơ bị mai một... Vì thế, việc bảo tồn sình ca trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp thiết.

ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ THEN ĐẦY THÁNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở BẮC CẠN

Hiện nay, người Tày Bắc Cạn vẫn lưu giữ một nghi lễ truyền thống hết sức độc đáo, đó là lễ đầy tháng, tiếng địa phương gọi là tuổn bươn. Các ông bà then, pụt được mời đến nhà, vừa làm lễ, vừa đàn hát, xóc nhạc tạo không khí vui tươi, ấm áp. Thuộc diễn xướng then tiểu lễ (then thường) nên âm nhạc trong nghi lễ then đầy tháng vừa mang đặc điểm chung của nghi lễ then hành nghề, vừa có những đặc trưng riêng biệt.

HÒ ĐỐI ĐÁP, MỘT HÌNH THỨC GIAO DUYÊN ĐỘC ĐÁO

Nói đến hò dân gian ở Thanh Hóa, xưa nay chúng ta thường nhắc đến hò sông Mã - một loại hình âm nhạc trên sông nước, không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh mà còn là tài sản âm nhạc dân gian quý giá của dân tộc. Song, bên cạnh đó, vùng đất này còn một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác cũng độc đáo không kém, đó là hò đối đáp - một hình thức hò giao duyên trên cạn của người Việt.

TÍNH DỊ BẢN TRONG LÝ CON SÁO NAM BỘ

Lý con sáo Nam Bộ là một trong những thể điệu độc đáo của lý, gần gũi với đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng người dân Nam Bộ. Không riêng Lý con sáo, mà các điệu lý trên khắp mọi miền đất nước đều do quần chúng nhân dân sáng tạo, giữ gìn, phát triển. Trong đó, tính dị bản của các điệu lý cũng phát sinh từ dân gian, là sự đổi mới một số thành tố, có loại trừ, chọn lọc, vun bồi để chỉnh thể ngày càng phong phú cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGÀNH ÂM NHẠC, CÁI NHÌN HÌNH VÒNG XUYẾN

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, đào tạo sau đại học đang là vấn đề mang tính thời sự đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam. Một bức tranh nhiều sắc màu đậm nhạt khác nhau, tạo cho người trong, ngoài cuộc có những cung bậc tình cảm vui buồn lẫn lộn thật khó diễn tả. Nếu trên phương diện lý thuyết, vui vì ngày càng có nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước; còn thực tế lại buồn, bởi chất lượng nguồn nhân lực do một số cơ sở đào tạo ra không đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Tình trạng này là do hệ quả mang tính dây chuyền, nó không có biên giới riêng cho một cơ sở nào trong việc đào tạo sau đại học ngành âm nhạc.