• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

GIÁ TRỊ CỦA CÁC LÀN ĐIỆU HÒ VÀ LÝ Ở ĐỒNG NAI

Đồng Nai là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau như Chơ ro, Mạ, X’tiêng, Khơ me, Việt…, vừa thống nhất trong đa dạng, vừa thể hiện những nét đặc trưng, độc đáo riêng có của mỗi tộc người. Chiếm hơn 90% dân số, người Việt đã đưa những đặc trưng văn hóa của mình, đặc biệt là các làn điệu dân ca hò và lý, làm phong phú hơn kho tàng văn hóa Đồng Nai.

DÂN CA THANH HÓA TRONG CA KHÚC VIẾT VỀ XỨ THANH

Do vị trí địa lý, phương thức sinh hoạt, tập tục khác nhau, nên từ xa xưa Thanh Hóa đã hình thành nhiều vùng, trung tâm dân ca, dân vũ. Người Thanh Hóa sáng tạo ra các làn điệu dân ca, gửi gắm tâm tư, tình cảm vào những giai điệu mang âm hưởng của môi trường sống, không khí lao động, sinh hoạt hàng ngày. Đặc trưng về môi trường tự nhiên, xã hội đã sản sinh ra những làn điệu dân ca mang bản sắc riêng của Thanh Hóa. Vùng lưu vực sông Mã, sông Chu có hò sông Mã; vùng Viên Khê, Tuyên Hóa, Cổ Bôn (thuộc huyện Đông Sơn) tập trung nhiều trò diễn, diễn xướng dân gian nổi tiếng, tiêu biểu như diễn xướng múa đèn Đông Anh; huyện Thọ Xuân có trò Xuân Phả; huyện Nông Cống có tổ hợp hệ thống hát chèo thờ ở lễ hội đền Mưng; huyện Tĩnh Gia - giáp ranh tỉnh Nghệ An, có hát khúc (còn gọi là hát ru Tĩnh Gia) mang bóng dáng của hát giặm Nghệ Tĩnh...

TIẾP BIẾN VĂN HÓA TRONG DIỄN XƯỚNG THEN

Hát then là một loại hình sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian độc đáo của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở nước ta. Vùng văn hóa hát then trải dài từ Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đến Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Tuy nhiên, không chỉ có các tỉnh miền núi phía Bắc, mà hầu như nơi đâu có đồng bào Tày, Nùng, Thái cư trú lâu đời đều có hát then. Hát then đang được Bộ VHTTDL phối hợp cùng một số tỉnh lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ THEN CẦU YÊN Ở LẠNG SƠN

Dân tộc Tày cư trú đông ở các tỉnh phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn… Trong vùng thường xuyên xuất hiện sự tiếp xúc, giao lưu giữa nhiều tộc người khác nhau, tuy nhiên người Tày vẫn bảo tồn được những giá trị quý báu trong một số phong tục tập quán, trong đó phải kể đến nghi lễ then.

TÍNH SÁNG TẠO TRONG LĨNH VỰC SÁNG TÁC JAZZ Ở VIỆT NAM

Trải qua hơn hai thập kỷ hình thành, phát triển, nhạc jazz Việt Nam tiếp tục khẳng định được diện mạo và phong cách riêng. Các nghệ sĩ, nhạc sĩ tiêu biểu như: Lưu Quang Minh, Quyền Văn Minh, Quyền Thiện Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Nguyễn Tiến Mạnh... đã dần định hình con đường sáng tạo nghệ thuật ngẫu hứng dựa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của nhạc jazz thế giới, kết hợp với những nét độc đáo của âm nhạc dân gian Việt Nam. Một số nghệ sĩ, nhạc sĩ, du học sinh Việt Nam theo học tại các nước có nền nhạc jazz tiên tiến như: Mỹ, Thụy Điển, Pháp, Ba Lan... đã giao hòa nền văn hóa bản địa với quốc tế.

CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT HIP HOP Ở HÀ NỘI

Văn hóa hip hop du nhập vào Việt Nam khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước và đã có ảnh hưởng nhất định tới giới trẻ Hà Nội. Sinh hoạt hip hop của giới trẻ Hà Nội diễn ra sôi nổi, đa dạng, phong phú, dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là theo nhóm. Ngoài ra, họ còn tham gia những câu lạc bộ hoặc sinh hoạt trên các diễn đàn nhằm trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, đăng tải sáng tác mới. Ở mức độ mang tính chuyên nghiệp hơn còn có các công ty tổ chức đào tạo, nhận hợp đồng trình diễn hay tổ chức những cuộc thi nhảy và sự kiện có liên quan.

VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Trong những năm gần đây, rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Bên cạnh nhiều biện pháp can thiệp, trị liệu, âm nhạc được xem là biện pháp thuộc lĩnh vực tâm lý giáo dục có hiệu quả đối với việc tăng cường các kỹ năng cho trẻ RLPTK, cần được triển khai tại các cơ sở giáo dục đặc biệt.

HỘI TAM ĐIỂM VỚI SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA W.A.MOZART

W.A.Mozart sinh ngày 27 - 1 - 1756 tại Salzburg, Thánh chế La Mã (nay là nước Áo), thời kỳ hưng thịnh của chủ nghĩa ánh sáng và Hội tam điểm. Những sáng tác bất hủ của ông chịu sự ảnh hưởng, tác động lớn từ Hội tam điểm ở Áo và châu Âu lúc bấy giờ. Nói cách khác, Hội tam điểm đã góp phần xây dựng lên những lâu đài âm nhạc của Mozart.

CÁC THỂ NHẠC TRONG DIỄN XƯỚNG NHẠC LỄ PHẬT GIÁO HUẾ

Trong môi trường thực hành nghi lễ Phật giáo Huế, các vị sư đã sáng tạo ra nhiều thể nhạc khác nhau để làm phương tiện tu tập và chuyển tải giáo lý đạo Phật đến với quần chúng. Trong lễ nhạc Phật giáo Huế, được xác định bằng các thuật ngữ như: đọc, nói, niệm, tụng, xướng, bạch, ngâm, vịnh, hô, thỉnh, thán, phi tiên hạc, hịch, thài, sám, tán. Mỗi thể có quy luật riêng về thang âm điệu thức, cấu trúc giai điệu, phương thức phối hợp với pháp khí, nhạc khí. Tính chất, cách luyến láy và môi trường ứng dụng giữa chúng cũng khác nhau. Bài viết này giới thiệu một số thể nhạc tiêu biểu được sử dụng khá phổ biến trong diễn xướng lễ nhạc Phật giáo Huế.