• Nghệ thuật > Âm nhạc và múa

CÁC THỂ NHẠC TRONG DIỄN XƯỚNG NHẠC LỄ PHẬT GIÁO HUẾ

Trong môi trường thực hành nghi lễ Phật giáo Huế, các vị sư đã sáng tạo ra nhiều thể nhạc khác nhau để làm phương tiện tu tập và chuyển tải giáo lý đạo Phật đến với quần chúng. Trong lễ nhạc Phật giáo Huế, được xác định bằng các thuật ngữ như: đọc, nói, niệm, tụng, xướng, bạch, ngâm, vịnh, hô, thỉnh, thán, phi tiên hạc, hịch, thài, sám, tán. Mỗi thể có quy luật riêng về thang âm điệu thức, cấu trúc giai điệu, phương thức phối hợp với pháp khí, nhạc khí. Tính chất, cách luyến láy và môi trường ứng dụng giữa chúng cũng khác nhau. Bài viết này giới thiệu một số thể nhạc tiêu biểu được sử dụng khá phổ biến trong diễn xướng lễ nhạc Phật giáo Huế.

NHẠC SĨ NGƯỜI HÀ NAM NHỮNG GƯƠNG MẶT VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU

Dòng âm nhạc mới Việt Nam từ ngày ra đời đến nay, nếu tính tròn đã được 85 năm. Trên chặng đường ấy, âm nhạc mới Việt Nam - mà chủ thể của nó chính là các nhạc sĩ - đã góp phần không nhỏ vào công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (28-12-2014), Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng. Đó là sự ghi nhận những đóng góp lớn lao của các nhạc sĩ nói chung, mà các nhạc sĩ – những người con của Hà Nam cũng chẳng phải trường hợp ngoại lệ.

TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT PREPARED GUITAR

Vào TK XX, nghệ thuật guitar đã có những bước phát triển lớn, đánh dấu một thời kỳ đầy sáng tạo trong cả sáng tác và biểu diễn. Với ngôn ngữ âm nhạc đa dạng, nhiều màu sắc, các khuynh hướng sáng tác cho guitar đương đại cũng như phong cách biểu diễn ấn tượng dần được định hình và phát huy. Prepared guitar là một trong những trào lưu đặc biệt của guitar đương đại, mang đến cho người sáng tác, người biểu diễn, người nghe những cung bậc đa dạng của âm thanh và giải phóng mọi giới hạn của tính năng nhạc cụ.

SỰ LAN TỎA CỦA MÚA CHĂM TẠI NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC

Trong suốt bề dày lịch sử từ cuối TK II cho đến nay, người Chăm đã sáng tạo nên một nền văn hóa nghệ thuật vô cùng rực rỡ. Sau những khúc quanh lịch sử và sự thay đổi địa lý, người Chăm đã để lại trên dải đất đồng bằng duyên hải miền Trung nhiều di tích đền tháp cổ kính rất giá trị về mặt kiến trúc và điêu khắc. Các khu đền tháp này vốn là những trung tâm tôn giáo và tâm linh của dân tộc Chăm. Ở đó, thông qua những lễ hội và nghi lễ, họ đã gửi gắm cả niềm tin yêu, hy vọng của mình tới các đấng tối cao với ngôn ngữ giao tiếp chính là những điệu múa. Có thể nói, đối với người Chăm, trong quá khứ cũng như hiện tại, múa là linh hồn, là cuộc sống của cả cộng đồng, là một trong những bản sắc không thể thiếu của cư dân Chăm.

HỢP XƯỚNG CHO ĐIỆU HÒ KÉO THUYỀN TRONG HỆ THỐNG LÀN ĐIỆU HÒ SÔNG MÃ

Hò sông Mã gắn liền với nếp sống từ lâu đời của người dân sinh sống trên dọc hai bờ sông Mã. Những chuyến đò ngược, xuôi vẫn hoạt động theo phiên chợ tỉnh, phục vụ khách đi đò và vận chuyển hàng hóa. Trong một chuyến đò, không chỉ có một người mà thường có các trai đò đi theo phụ giúp chèo chống. Chính những yếu tố trên, hình thành nên hò sông Mã, một lối sinh hoạt tập thể có tổ chức. Sự kết hợp giữa giọng hò của các trai đò (phần hò) và giọng dô của người đi đò (phần xô), tạo nên một tổ hợp hát trên thuyền. Sự tuần tự từ khi đò rời bến đến khi cập bến đều có lịch trình cụ thể theo một thể thức, điều đó phản ánh quá trình lao động và tính chất lao động của con đò trên đường đi do yếu tố môi trường quyết định.

HIỆU QUẢ CỦA ĐÀN ACCORDÉON TRONG TÁC PHẨM CHUYỂN SOẠN TỪ CA KHÚC

Chuyển soạn từ một tác phẩm thanh nhạc sang cho nhạc cụ biểu diễn là hoạt động âm nhạc phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, cuối TK XX, xuất hiện phong trào chuyển soạn cho nhạc cụ độc tấu hoặc cho nhiều nhóm nhạc hòa tấu. Tác phẩm chuyển soạn từ ca khúc đóng góp một phần đáng kể cho kho tàng tác phẩm viết cho nhạc cụ nói chung và đàn accordéon nói riêng. Trong môi trường khí nhạc, với những thủ pháp khác nhau của các nhà chuyển soạn, ca khúc cũng được mang một diện mạo mới khi diễn tấu trên đàn accordéon.