• Xây dựng đời sống văn hóa > Phong trào toàn dân đoàn kết

Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Để nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân loại bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, lễ nghi không cần thiết, từng bước nâng cao ý thức về giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong cộng đồng dân cư.

Đồng Tháp: Phát huy vai trò Tổ Nhân dân tự quản xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Mô hình Tổ Nhân dân tự quản là kênh tuyên truyền hữu hiệu nhất về những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương; là nơi tạo dựng lòng tin của dân đối với Đảng, cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, thực sự đã trở thành những nhịp cầu kết nối ý Đảng với lòng dân.

Huyện Thanh Sơn (Phú Thọ): Phát huy vai trò của thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Là huyện miền núi có trên 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tuổi trẻ huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33- NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Hiệu quả từ mô hình “Quỹ khuyến học Ngô Gia Tự - ươm mầm tài năng”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đến công tác khuyến học, khuyến tài và nhiệm vụ học tập suốt đời, bởi Người thấu hiểu được vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác khuyến học, khuyến tài và nhiệm vụ học tập suốt đời đối với vận mệnh, tương lai của mỗi người, cũng như sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, Đảng bộ trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đặc biệt chú trọng công tác khuyến học khuyến tài và để phát huy hiệu quả công tác này, Đảng bộ trường đã xây dựng mô hình “Quỹ Khuyến học Ngô Gia Tự - ươm mầm tài năng”.

Bạch Đằng: Lá cờ đầu trong phong trào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu của thị xã Kinh Môn

Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh tế “nông nghiệp xanh” giữ vai trò chủ lực, môi trường sống an lành, đời sống văn hoá, tinh thần của người dân được quan tâm, chăm lo đã tạo nên bức tranh toàn cảnh ấn tượng của xã Bạch Đằng đang từng ngày đổi mới, bắt nhịp thời đại, xứng danh lá cờ đầu trong phong trào xây dựng Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của thị xã Kinh Môn (tỉnh Hải Dương).

Bình Định: Cát Hanh nỗ lực xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao năm 2022

Năm 2022, xã Cát Hanh là địa phương duy nhất được huyện Phù Cát (Bình Định) chọn thực hiện xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao. Do vậy, ngay từ đầu năm 2022, xã Cát Hanh đã tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí và xây dựng xã NTM nâng cao. Qua rà soát, đến nay, xã Cát Hanh đã đạt 10/13 tiêu chí NTM nâng cao.

Thanh Hóa: Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Nhờ chủ động, sáng tạo trong công tác triển khai thực hiện, những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển sâu rộng. Hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào đã và đang góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Xã Tiên Phong, huyện Ba Vì (Hà nội): Từng bước xây dựng miền quê đáng sống

Hướng đến phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, huy động tiềm lực trong nhân dân, huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đã tổ chức cuộc thi "Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Hưởng ứng cuộc thi này, xã Tiên Phong phát động toàn thể nhân dân nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông đô thị, nông thôn; xây dựng cảnh quan, trang trí đường làng, ngõ xóm; đảm bảo thông thoáng - xanh - sạch- đẹp, góp phần xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành đô thị xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xây dựng thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) cơ bản đạt đô thị loại 3 theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc... thời gian qua, Nghĩa Lộ đã lập quy hoạch chung triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư các dự án trên địa bàn, đưa thị xã sớm trở thành trung tâm động lực phát triển kinh tế - xã hội phía Tây của tỉnh Yên Bái.