• Văn hóa > Di sản

Bảo tồn di sản văn hóa Kinh Bắc trong hội nhập và phát triển

Kinh Bắc là vùng đất có nền văn hiến lâu đời, gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nơi đây có nhiều di sản văn hóa vật thể đặc sắc như: chùa Dâu, chùa Bút tháp, đền Vua Bà, đền Đô, văn miếu Bắc Ninh…; nhiều di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu như: nghệ thuật ca trù, tuồng, chèo… Do nằm ngay cửa ngõ thủ đô nên nơi đây đã sớm chuyển mình và phát triển theo xu hướng của thời đại, điều đó đặt ra nhiều vấn đề trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bảo tồn và phát huy giá trị nhà cộng đồng vùng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Nhà cộng đồng có vai trò quan trọng trong đời sống buôn làng của các tộc người thiểu số vùng Tây Nguyên, gắn bó mật thiết với cuộc đời của mỗi người. Đó là biểu tượng về sức mạnh, sự giàu có và tình đoàn kết của mỗi buôn làng. Trong những năm gần đây, giao lưu tiếp biến văn hóa cộng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, chính sách của nhà nước, nhà cộng đồng vùng Tây Nguyên đã có nhiều biến đổi.

Những tiếp cận căn bản về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam hiện nay

Trong quá trình tồn tại và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã và đang phát triển theo xu hướng “cung đình hóa”, thể hiện qua việc nâng cấp điện thờ, thay đổi trang phục, đổi mới diễn xướng, bổ sung lễ vật… Quá trình tâm linh hóa nghệ thuật và nghệ thuật hóa tín ngưỡng diễn ra đồng thời, thể hiện đức tin và sự kỳ vọng của các tín đồ đối với tín ngưỡng này. Tất cả đã tạo nên nét đặc sắc, sức hấp dẫn riêng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, một tài nguyên văn hóa quan trọng để có thể tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng.

Thời gian và bối cảnh ra đời của Quốc Mẫu Tây Thiên

Trong các công trình nghiên cứu về Quốc Mẫu Tây Thiên trước đây, các tác giả đều cho rằng, tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên ra đời từ thời Hùng Vương. Nhưng hiện nay, nhiều tài liệu mới phát hiện các bản thần tích, thần thoại về Hùng Vương chỉ xuất hiện vào thời vua Lê Thánh Tông (nửa cuối TK XV). Một số bản thần tích của Hùng Vương cũng ra đời vào cuối TK XVI, đầu TK XVII. Như phần trên đã chứng minh, thần núi Tam Đảo chính thức được phong Thanh Sơn Đại Vương vào năm 1450. Hơn 300 năm sau, vào năm 1763, danh hiệu Quốc Mẫu Tây Thiên mới chính thức được ghi nhận vào Tự điển Bộ Lễ (1). Có thể thần thoại, huyền tích về Quốc Mẫu Tây Thiên đã xuất hiện rất sớm trong đời sống dân gian nhưng đó mới chỉ là các huyền thoại, huyền tích về nữ thần núi Tam Đảo Lăng Thị Tiêu, còn danh xưng Quốc Mẫu chỉ xuất hiện vào năm 1763. Thời điểm vua Lê phong tặng cho nữ thần núi Tam Đảo danh hiệu Quốc Mẫu Tây Thiên là thời điểm quan trọng. Để lý giải vấn đề này, chúng tôi phân tích bối cảnh ra đời của tín ngưỡng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên.

Bài học từ trùng tu, sửa chữa chùa Trăm Gian (Hà Nội)

Chùa Trăm Gian ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội được xây trên núi Mã, có 104 gian, tính 4 góc cột là 1 gian. Theo văn bia lưu tại chùa, đến nay, chùa Trăm Gian đã có nhiều lần trùng tu, sửa chữa và mở rộng. Năm Đinh Sửu (1577), các tòa tiền đường và thiêu hương được tôn tạo. Năm 1794, Đô đốc Đặng Tiến Đông cho trùng tu chùa và đúc chuông để hình thành diện mạo tổng thể như hiện nay. Trong giai đoạn năm 2012 - 2015, chùa Trăm Gian đã trở thành “điểm đen” về “phá hoại di tích” với nhiều quyết định xử phạt của các cơ quan quản lý văn hóa liên quan đến việc trùng tu, sửa chữa di tích. Việc trùng tu, sửa chữa chùa Trăm Gian đã diễn ra, nhiều hạng mục bị tháo dỡ, sửa chữa, làm mới và câu hỏi được đặt ra là trách nhiệm quản lý di sản thuộc về ai?

Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích và di sản văn hóa

Di sản văn hóa vật thể của các dân tộc Việt Nam hiện hữu ở dạng di tích - những thực thể lịch sử, có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, được công nhận bởi Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật Di sản văn hóa sửa đổi và bổ sung năm 2009, văn bản hợp nhất Luật Di sản văn hóa năm 2013. Sự tồn vong của di tích trong cuộc sống đương đại phụ thuộc vào vai trò quản lý toàn diện của Nhà nước, kết hợp với sự tham gia không thể thiếu từ phía cộng đồng xã hội.

Tìm hiểu văn hóa đón xuân của một số dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng

Dân số tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 1,3 triệu người; trong đó, các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 24% dân số toàn tỉnh (314.100 người). Đặc biệt, có 3 DTTS Tây Nguyên sống lâu đời nhất (Cơ ho, Mạ, Chu ru) chiếm khoảng 15%. Bởi có nguồn gốc lâu đời nên hiện nay, nhiều phong tục độc đáo mang nét văn hóa riêng của 3 tộc người bản địa này còn lưu giữ khá nguyên vẹn, có tính bền vững. Mùa xuân là thời điểm các phong tục, lễ hội văn hóa truyền thống của 3 tộc người bản địa này được tái hiện, diễn ra sôi nổi, sinh động nhất.

Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay

Hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật là hoạt động mang tính đặc thù, liên quan đến ngành mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng. Về cơ bản, hoạt động này phải dựa trên nền tảng nghiên cứu sâu về lịch sử, khảo cổ, văn hóa truyền thống và những lý luận chuyên ngành riêng. Trong giai đoạn hiện nay, cộng đồng chủ thể luôn có ý thức không chỉ trong hoạt động sáng tạo những kiến trúc nghệ thuật mới mà còn quan tâm tới việc bảo vệ, bảo quản, tu bổ, tôn tạo các di tích kiến trúc nghệ thuật của cha ông.