• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Dây thắt váy trong trang phục phụ nữ Cơ Tu

Ai đã từng lên vùng Trường Sơn, đến các làng của đồng bào dân tộc Cơ Tu từ vùng cao, trung du và vùng thấp trải dài từ huyện Nam Giang, qua Đông Giang ngược lên Tây Giang (Quảng Nam), sẽ luôn ấn tượng trước hình ảnh những người phụ nữ lớn tuổi, hay thiếu nữ Cơ Tu chưa chồng trong bộ trang phục truyền thống với dây thắt váy - một trong những phụ kiện quan trọng không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần, điểm nhấn để tôn lên vẻ đẹp riêng cho trang phục của người phụ nữ bản xứ.

Long Hồ - miền quê xinh đẹp, trù phú

Sau ngày miền Nam được giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Long Hồ (Vĩnh Long) chung sức, đồng lòng kiến thiết quê hương. 46 năm qua đi, những miền quê đầy gian khó ngày nào, nay đã khoác lên mình chiếc áo mới, xinh đẹp và trù phú hơn. Đó là thành quả của sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường kết hợp với phát huy tốt các nguồn lực xã hội.

Trang trại hoa hồng dưới chân đèo Prenn

Khoảng ba năm nay, những người yêu hoa và khách du lịch thập phương mỗi khi đến Đà Lạt đều tìm đến chiêm ngưỡng trang trại hoa hồng của ông chủ 8X - Phạm Văn Trọng nằm dưới chân đèo Prenn - cửa ngõ thành phố hoa Đà Lạt.

Trống Bo đô trong đời sống người Xê Đăng

Cũng giống như các dân tộc thiểu số khác cùng sinh sống trên dải đất Trường Sơn -Tây Nguyên, tộc người Xê Đăng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) yêu thích ca hát và họ sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống phục vụ cho nhu cầu này. Các nhạc cụ dân gian như: đàn, sáo dọc, ống vỗ kloongbút, cồng chiêng nói chung và trống Bo đô nói riêng không chỉ gắn bó với người Xê Đăng, trong cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần, mà còn gắn với nghi lễ, tín ngưỡng riêng...

Người giữ gìn di sản Hát văn

Hơn 20 năm gắn bó với nghệ thuật Hát văn, anh Lưu Đức Anh Tuấn (Ninh Giang, Hải Dương) đã và đang nỗ lực trao truyền lại vốn văn hóa quý giá của dân tộc cho thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Uy thiêng vùng biên viễn

Con đường từ tỉnh lộ 955 B vào Khu di tích lịch sử cấp quốc gia (gọi tắt là KDT) Ô Tà Sóc tọa lạc tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nắng chang chang giữa những ngày đầu tháng 5/2021 nóng bỏng. Rất nhiều đoàn du khách đến thắp hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại chiến trường ác liệt này.

Cần bảo tồn và phát huy hơn nữa nghệ thuật Cải lương

Cải lương phải được hiểu theo đúng nghĩa của nó: cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn minh. Từ bản tổ với nhịp đôi của Dạ cổ hoài lang, các bản vọng cổ đã phát triển thành nhịp 32, lại kết hợp tân cổ giao duyên, rồi 6 câu rút xuống 4 câu… đã làm cho sân khấu cải lương đầy sức sống. Điều này có nghĩa: Cải lương là tiến bộ, văn minh, là không ngừng cải cách. Do đó, những soạn giả, người viết kịch bản, diễn viên, nghệ sĩ Cải lương cần ý thức được việc không ngừng cải cách, không ngừng phát triển để Cải lương ngày càng mới mẻ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tình hình mới. Nhiều giá trị đổi thay, tư duy đổi thay, cuộc sống đổi thay thì Cải lương cũng phải đổi thay theo.

Câu cá mập ở vùng biển Trường Sa

Đến xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định, tôi hỏi về một ngư dân từng nổi danh là “sát thủ” cá mập. Tình cờ ông cũng đang chuẩn bị cho chuyến đi câu. Tuy tuổi đã 50 nhưng ông vẫn thường xuyên đi săn cá mập ngoài khơi thuộc vùng biển Trường Sa. Đây là nghề biển truyền thống đã có từ hơn 100 năm nay. Cứ vào tầm tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, ông cùng ngư dân xã Hoài Thanh lại chuẩn bị cho chuyến đi săn cá mập để thu hoạch vi cước cá thuộc loại đặc sản “bát trân”...

Vị Tiến sĩ với thương hiệu “Nấm hương LangBiang”

Những năm gần đây, nấm hương LangBian được thị trường nông sản trong nước đặc biệt chú ý. Từ loại nấm tự nhiên (sinh trưởng ở Khu dự trữ sinh quyển LangBiang), nấm hương đã được phát hiện, nghiên cứu, sản xuất và trở thành thực phẩm cao cấp. Không chỉ là sản phẩm “độc quyền” của Công ty CP Nguyên Long, nấm hương còn đem lại nghề sinh kế bền vững cho người dân bản địa.

Nhạc cụ của người Vân Kiều: Sáng tạo & Độc đáo

Bên cạnh phong tục thờ cúng tổ tiên, người Vân Kiều còn thờ tín ngưỡng đa thần (thần mặt trời, thần bản mệnh, thần lúa, thần sông, thần cây, thần núi...). cùng với đó là hệ thống lễ hội (lễ hội đập trống, phát rẫy, được mùa, mừng lúa mới, rước hồn lúa...) liên quan đến chu kỳ canh tác. Từ trong các hình thái tín ngưỡng dân gian mang tính phổ quát đó, người Vân Kiều đã chế tác ra nhiều nhạc cụ (sáo, đàn Ta - tư, khèn A - mam, khèn bè, đàn Pơ - lựa, thanh la, cồng chiêng...) bằng nguyên liệu gỗ, tre, nứa, hợp kim đem lại những âm thanh đặc sắc làm say đắm lòng người và cảnh sắc núi rừng.

Những “báu vật sống” của văn hóa Nam Bộ

Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và người Nam Bộ ghi dấu ấn trên bản đồ văn hóa nước ta bằng bản sắc riêng. Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian và nhịp sống hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng vùng đất này đang đứng trước nguy cơ mai một. Điều đáng mừng là Nam Bộ vẫn có không ít nghệ nhân đang nỗ lực “gìn vàng giữ ngọc”, nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Họ chính là những “báu vật sống” của đất chín rồng…

Đa Nhim, dòng sông đậm dấu văn hóa

Dòng sông ấy là một dòng sông lớn, nước chảy tự nhiên khi hiền hòa, lúc dữ dội, miệt mài bồi đắp phù sa cho đôi bờ. Dòng sông ấy cũng là nơi chứng kiến những cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa, rồi dung nạp chúng để làm nên vùng đất Đơn Dương - Lâm Đồng trù phú, mang đậm nét văn hóa đặc sắc.