• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Về Hà Giang ăn Tết cùng người Bố Y

Người Bố Y còn có những tộc danh khác như Pu Y, Pầu Y, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc. Tại Hà Giang, người Bố Y sống tập trung ở xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ và một số ít sống ở huyện Đồng Văn. Mặc dù sinh sống đan xen với các dân tộc khác như Nùng, Hoa, Giấy, Tày, Mông, Dao... song người Bố Y ở Hà Giang vẫn gìn giữ được những truyền thống văn hóa riêng có, độc đáo, đặc biệt trong lễ Tết cổ truyền.

Sắc màu văn hóa Tết truyền thống trong thơ

Đã từ lâu, Tết luôn là niềm mong mỏi của mọi nhà. Dẫu biết rằng năm nào chẳng có Tết và mỗi cuộc đời sẽ trải qua mấy mươi lần đón Xuân nhưng sao lòng người vẫn nhiều chờ mong, nhiều hồ hởi đến thế? Tết đến, không chỉ là Xuân của đất trời, cảnh vật mà còn là Xuân trong lòng người, Xuân của truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống ấy dù cho bối cảnh xã hội thay đổi như thế nào và dù cho những thăng trầm lịch sử vẫn luôn được hiện hữu, được duy trì, được lưu giữ/ bảo tồn qua năm tháng, qua các thế hệ, qua nếp cảm nếp nghĩ và qua trang viết của nhà thơ. Trong ý nghĩa như vậy, Tết không chỉ là dòng chảy của thời gian mà còn là “chiều kích” của không gian. Không gian ấy thể hiện ở giai đoạn khác nhau của thời gian tạo nên bức tranh đa màu sắc.

Ngày Xuân nói chuyện thưởng trà

Trong phổ hệ của ẩm thực ngày xưa, trà là thứ đồ uống được ví như một loại nước thần, bởi khi uống sẽ giúp tiêu tan hết mệt mỏi, tâm thần sảng khoái, đầu óc minh mẫn. Khoa học ngày nay đã chứng minh trong lá trà có khoảng hơn mười loại vitamin, nhiều nhất là sinh tố C. Vì là thứ đồ uống trân quý nên mỗi khi có khách tới nhà hoặc trong mỗi dịp giao tiếp, người ta thường pha trà mời nhau, hình thành tập quán đẹp trong văn hoá giao tiếp mang đậm sắc thái Việt. Còn trong lĩnh vực tâm linh, tín ngưỡng, trong những vật phẩm dâng cúng thần linh thì trà đứng đầu: trà, hoa, quả, thực.

Mùa hoa Mai anh đào Đà Lạt

Đi dưới cái nắng dát vàng và tiết trời se se lạnh, tôi nhận ra - mùa Xuân đã về gần! Mỗi năm, cứ vào độ tháng 12, hoa Mai anh đào nở thắm trên những con đường dốc núi quanh co, bên bờ các hồ, thác, trên những sườn đồi, bên mái phố, hiên nhà… Đà Lạt rực hồng sắc hoa tươi rất đẹp và lãng mạn.

Những năm Tỵ ghi dấu ấn thế kỷ XX

Một trăm năm cuối của thiên niên kỷ thứ hai vừa qua đối với dân tộc Việt Nam ta là một thế kỷ hào hùng, mang tầm vóc và ý nghĩa to lớn của thời đại. Bởi chính thế kỷ XX đã mở ra một kỷ nguyên mới và một thời đại mới cho dân tộc ta: đó là Thời đại Hồ Chí Minh, Kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và thời gian, dù chỉ luôn hiện hữu như một khách thể của vũ trụ bao la thì vẫn là một minh chứng hùng hồn ghi dấu son đậm nét với những sự kiện trọng đại trong tiến trình cách mạng của dân tộc, của đất nước. Những mốc thời gian: 1911, 1930, 1941, 1945, 1954, 1975, 1986... đã và sẽ mãi trở thành những năm tháng không thể nào quên đối với các thế hệ người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.

Phiên chợ Tết bên triền sông Thao

Bên dòng sông Thao hiền hòa, thơ mộng, cứ đến 27 tháng Chạp, giáp Tết, phiên chợ được cư dân đôi bờ tổ chức với không khí dập dìu, đông vui và tấp nập. Khắp không gian phiên chợ dậy lên không khí chộn rộn chuẩn bị đón Xuân về. Người dân nô nức đi chợ Tết như đi hội, như hòa mình vào không khí chợ Tết xưa với kí ức ấm áp và sum vầy.  

Rắn và huyền thoại về thầy thuốc rắn

Chúng ta từng nghe nhiều câu chuyện dân gian về cuộc đời kỳ bí của những người bắt rắn và thầy lấy nọc rắn mà cho tới nay, con người vẫn chưa đủ tri thức để vén bức màn bí mật của họ.

Về thăm Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Huyện ủy H16

Theo Giáo sư sử học Phan Ngọc Liên: “Căn cứ địa cách mạng là khu vực lãnh thổ có đầy đủ các yếu tố địa lợi, nhân hòa, “Tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, có cơ sở vững chắc về chính trị và quân sự, được dùng làm nơi xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang để từ đó phát triển rộng ra các nơi khác); là nơi cung cấp về sức mạnh vật chất, quân sự, nguồn cổ vũ về tinh thần, chính trị trong cách mạng và kháng chiến…”.

Mỹ Sơn: 25 năm vươn mình cùng di sản thế giới

Giữa lòng rừng thiêng bạt ngàn xanh thẳm, Di sản Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) hiện lên như một bức tranh huyền ảo, đậm chất sử thi và linh thiêng. Nơi đây, quần thể đền tháp Chăm Pa cổ kính, trầm mặc giữa thiên nhiên hùng vĩ, khiến bất cứ ai đặt chân đến cũng phải ngỡ ngàng. Mỹ Sơn từng là trung tâm tôn giáo quan trọng của vương quốc Chăm Pa hơn 10 thế kỷ, từ thế kỷ IV đến cuối thế kỷ XV. Được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12/1999, Mỹ Sơn đã vươn mình mạnh mẽ, hồi sinh từ hoang tàn để khẳng định vị thế trong lòng nhân loại.

Thương hồ miền Tây cả đời gắn bó

Về thăm sông nước miền Tây/ Dọc ngang sông nước nơi đây quê mình/ Bức tranh sơn thủy hữu tình/ Núi Sam sừng sững soi mình Bình Thiên/ Trà Sư xanh thẳm nghiêng nghiêng/ Rừng tràm đồng lúa bọc viền rạch kênh/ Bước chân “cầu khỉ” chênh vênh/ Cà Mau bát ngát bồng bềnh tràm xanh.

Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong thơ ca

Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, dường như Tổ quốc chưa bao giờ vắng bóng giặc. Đặc biệt, trong thời đại Hồ Chí Minh để làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, kết thúc 21 năm gian khổ, hy sinh mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất đất nước ta. Đóng góp cho sự nghiệp vĩ đại đó, hình tượng người chiến sĩ Giải phóng quân - anh bộ đội Cụ Hồ là biểu trưng đẹp nhất.