• Xây dựng đời sống văn hóa > Đạo đức - Lối sống

Xuân về trên dãy Trường Sơn

Hằng năm, khi tiếng chim pricoh hót líu lo và hoa lan đua nở khắp núi rừng là báo hiệu mùa xuân lại về trên dãy Trường Sơn. Những năm trước đây, người Cơ Tu thường ăn cái Tết riêng của đồng bào, tức là Tết “ăn mừng cơm mới” sau mỗi vụ mùa. Mươi năm trở lại đây, Tết cổ truyền của người Kinh đã trở thành cái Tết chung cho người Cơ Tu. Tuy nhiên, người Cơ Tu vẫn giữ được nét văn hóa ngày Tết riêng biệt của dân tộc mình.

Mùa Xuân nghe hát giao duyên dân tộc Cơ Tu

Từ lâu, đồng bào Cơ Tu vùng núi Quảng Nam luôn xem mùa Xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa của những lễ hội truyền thống, mùa của tình yêu, và cũng là mùa những câu hát giao duyên của người Cơ Tu bắt đầu. Những câu hát giao duyên ấy, có sức sống mãnh liệt, trở nên hấp dẫn, ngân nga theo mây ngàn lan tỏa khắp vùng Trường Sơn. Dẫu bạn chỉ nghe một lần, thì lời ca vẫn có sức hút kỳ lạ, bởi thẳm sâu câu hát giao duyên ấy ẩn chứa khát vọng sống của lứa đôi, không chỉ làm đắm say người nghe mà còn hé lộ nhiều điều thú vị về nét văn hóa bản địa Cơ Tu đặc sắc.

Khám phá vẻ đẹp Áo dài ngũ thân

Mấy năm gần đây, có nhiều sự kiện tôn vinh Áo dài ngũ thân nói riêng và Áo dài Việt nói chung nhằm góp phần giữ gìn, phát huy, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc qua chiếc áo dài, đồng thời hướng tới ghi danh Áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, làm cơ sở để lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh. Áo dài Việt là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu văn hóa quốc gia, trong phát triển kinh tế lâu dài, ổn định và bền vững.

Việc làm nhỏ, bình dị mà cao quý

Suy ngẫm thấu đáo những lời dạy, điều hay của Bác, ông Nguyễn Văn Thuận quyết tâm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, khởi đầu là học Bác từ những việc làm nhỏ, bình dị.

Già làng Cơ Tu 4 giỏi

Đó là già làng Bh’riu Pố (72 tuổi, trú tại thôn Arớh, xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam). Già Pố được biết đến với biệt danh mà người dân phong tặng là: “Già làng 4 giỏi” bởi ông giỏi nghề trồng ba kích, giỏi sản xuất kinh doanh, giỏi điêu khắc và giỏi vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Vị thượng thư bộ lại tiết nghĩa

Ngô Hoán sinh năm 1460 tại làng Thượng Đáp, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, thừa tuyên Hải Dương - nay là làng Thượng Đáp, xã Nam Hồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.