• Xây dựng đời sống văn hóa > Đạo đức - Lối sống

Lòng tự trọng

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Đó là một đức tính nhằm giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình, dù ở bất cứ đâu hay hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với bất cứ ai.

Tâm huyết với ngôn ngữ K’Ho - Mạ

Từ công việc giảng dạy tiếng K’Ho và tiếng Mạ, thầy giáo Trần Ngọc Biên, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp & giáo dục thường xuyên huyện Bảo Lâm - tỉnh Lâm Đồng, đang góp sức giữ gìn hồn cốt ngôn ngữ của hai dân tộc Mạ và K’Ho.

Cử nhân lập doanh nghiệp - khởi nghiệp

Thông thường, sau khi lấy bằng Cử nhân, các bạn trẻ sẽ về các thành phố lớn tìm việc làm vừa có thu nhập cao, vừa có cơ hội thăng tiến. Ấy thế nhưng, Nguyễn Quốc Minh Ngữ (sinh 1990), ngụ số 38A Thánh Mẫu, Phường 7, Đà Lạt đã làm ngược lại: Về nhà thành lập danh nghiệp - khởi nghiệp.

Nghiêm túc trong công việc

Nghiêm túc trong công việc là chăm chỉ, trách nhiệm, toàn tâm toàn ý khi đảm nhận bất cứ công việc nào được giao phó.

Nữ sinh lớp 12 trở thành tấm gương sáng về học tập và làm theo Bác

Đó em Mai Thị Xuân Huyền, học sinh lớp 12A - Trường THPT Chu Văn An (huyện Kon Rẫy tỉnh KonTum) vừa được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024. Trong quá trình học tập, em đã giành nhiều thành tích, trở thành tấm gương sáng được bạn bè, thầy cô quý mến.

Sức mạnh của tính kỷ luật

Kỷ luật là khả năng mỗi người tự kiểm soát và duy trì sự chủ động về tính cách, tinh thần trong cuộc sống. Kỷ luật được xây dựng dựa trên cơ sở pháp luật, đạo đức, xã hội do cơ quan tổ chức hoặc do cá nhân tự đặt ra nhằm duy trì sự ổn định, trật tự, hiệu quả trong tập thể, trong quản lý, công tác, lao động, rèn luyện, đạt được mục tiêu tốt nhất trong rèn luyện, sinh hoạt, học tập.

Người kiến tạo tranh dân gian Đông Hồ trong không gian hiện đại

Tranh Đông Hồ vốn là một dòng tranh dân gian của Việt Nam, xuất xứ từ làng Đông Hồ, nay thuộc khu phố Đông Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trước kia, tranh được bán ra chủ yếu phục vụ vào dịp Tết Nguyên đán để người dân mua về dán tường trang trí trong không gian nhà ở của mỗi gia đình đón Xuân đầu năm mới, cầu mong vinh hoa phú quý, tấn tài tấn lộc...Tranh Đông Hồ vốn rất gần gũi với cuộc sống người Việt, từng đi vào thơ, văn... Ngày nay, tập tục mua tranh treo ngày Tết đã bị mai một, làng nghề làm tranh cũng thay đổi rất nhiều.

Chuyện về người sĩ quan trẻ

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” đã giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn, cuộc sống và làm việc càng thêm có ý nghĩa hơn…”. Đó là tâm sự chân tình của người sĩ quan trẻ - Trung tá Đặng Thế Vinh - Phó Trưởng Công an huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Người cựu chiến binh “dân vận khéo”

Phát huy bản chất tốt đẹp và truyền thống anh hùng của bộ đội Cụ Hồ, với 61 tuổi đời, 39 tuổi Đảng, 38 tuổi quân (tính đến 2024); năm 2021 sau khi rời quân ngũ, ông Khuất Duy Tuần (sinh 1963) tại làng Thuần Mỹ, xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã vượt lên mọi khó khăn để dân vận khéo, bền bỉ phấn đấu trên mặt trận mới của một người cựu chiến binh cao tuổi.

Sống chan hòa với mọi người

Chan hòa là một biểu hiện tình cảm, một cách sống vui vẻ, hòa đồng không xa lạ, cách biệt với người khác. Sống chan hòa là biết rung động, thấu cảm, yêu thương, giúp đỡ mọi người; sẵn sàng tham gia và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của tập thể, cộng đồng. Người sống chan hòa luôn gần gũi, cởi mở, chào hỏi mọi người. Họ luôn biết chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ người khác. Một trong những tấm gương tiêu biểu nhất cho lối sống chan hòa, phải kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời, dù cương vị là Chủ tịch nước nhưng đi đâu, làm gì, với ai, Bác cũng đều sâu sát, gần gũi, chan hòa, không bao giờ tự tách biệt mình kể cả trong sinh hoạt lẫn trong công tác.

Tấm lòng thơm thảo của cựu chiến binh

Mặc dù đã 77 tuổi, nhưng suốt nhiều năm qua, Cựu chiến binh, thương binh hạng 4/4, Nguyễn Văn Tỷ (Chín Tỷ), ở ấp 6, xã Vĩnh Trung (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), luôn tiên phong, gương mẫu trong phong trào thiện nguyện tại địa phương.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Chức gương mẫu và phát triển kinh tế

“Dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi để tạo đột phá trong phát triển kinh tế và năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong các hoạt động xã hội cũng như giúp đỡ các gia đình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi… đó là nhận xét của nhiều người khi nói về ông Nguyễn Văn Chức - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.