• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Bàn về nguyên tắc xây dựng môi trường văn hóa ở không gian công cộng

Trong văn hóa Việt Nam xưa, “cây đa, bến/ giếng nước, sân đình” không chỉ là hình ảnh gợi nhớ về làng quê mà còn là hình ảnh không gian công cộng (KGCC) của một làng. Nơi đó, không chỉ là nơi cung cấp nước cho người dân trong làng mà còn là nơi diễn ra những sinh hoạt đời thường. Sân đình là nơi hội họp và diễn ra những hoạt động văn hóa tinh thần của cả cộng đồng. Ngày nay, dân số ngày càng phát triển, họ cư trú tập trung tại các đô thị, nên nhu cầu sử dụng KGCC ngày càng cao. Từ đó cũng đặt ra các vấn đề như KGCC là gì? Xây dựng và quản lý KGCC như thế nào? Nguyên tắc và tiêu chí nào để xây dựng môi trường văn hóa ở KGCC?

Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam từ phân tích SWOT

Trong thời đại của kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa (CNVH) được nhìn nhận như bộ phận quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế, giúp Việt Nam xây dựng được một nền kinh tế sáng tạo, thịnh vượng, tự tin và độc đáo. Phân tích SWOT làm rõ hơn những thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh, ưu thế của chúng ta trong việc phát triển CNVH, cũng như những khó khăn, trở ngại, hạn chế, yếu kém tạo nên những thách thức trên con đường phát triển ngành CNVH của Việt Nam. Từ đó, đề xuất hướng tiếp cận phát triển CNVH hiện nay.

Xây dựng môi trường văn hóa tại các thiết chế văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam

Mỗi dân tộc ở Việt Nam có đặc trưng riêng, cùng với đó là các sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại các thiết chế văn hóa (TCVH). Tìm hiểu môi trường văn hóa (MTVH), xây dựng MTVH tại các TCVH tín ngưỡng nhằm làm rõ hơn vai trò, vị trí, giá trị của các TCVH cũng như ý nghĩa của các sinh hoạt tín ngưỡng tại các TCVH đó đối với cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm như: TCVH, TCVH tín ngưỡng, MTVH, xây dựng MTVH, tác giả sẽ phân tích thực trạng của MTVH tại các TCVH tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Từ đó, bài tham luận đề xuất một số giải pháp, tiêu chí xây dựng MTVH tại các TCVH ở Việt Nam nói chung và TCVH tín ngưỡng của các dân tộc nói riêng.

Tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành, hoàn thiện trên cơ sở tổng kết, kế thừa và phát triển tinh hoa trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam và của nhiều dân tộc khác trên thế giới trên nền tảng soi sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là một hệ thống những quan niệm, quan điểm, sự quan tâm đặc biệt của Hồ Chí Minh về con người, về cách ứng xử giữa người với người hướng tới giải phóng triệt để con người, thấm đượm tinh thần dân tộc và quốc tế trong sáng.

Mối quan hệ giữa môi trường văn hóa công sở với mỗi cá nhân

Môi trường văn hóa công sở (MTVHCS) có thể tạo nên sự hình thành hay tha hóa nhân cách, sự phát triển hay không phát triển của mỗi cá nhân. Ngược lại, mỗi cá nhân có vai trò gì và có trách nhiệm đến đâu trong việc kiến tạo một MTVHCS lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và sự phát triển của tổ chức nói chung. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay thì vai trò của mỗi cá nhân ngày càng được đề cao trong việc xây dựng/ cải tạo/ thay đổi môi trường văn hóa. Bài viết đề cập đến MTVHCS có ảnh hưởng như thế nào, quy định ra sao và quyết định đến đâu đối với hành vi, thái độ, ý thức và nhân cách của mỗi cá nhân theo hai chiều hướng.

Công nghiệp văn hóa trong khai thác thế mạnh đào tạo ngành Thiết kế truyện tranh và Phim hoạt hình tại Việt Nam

Công nghiệp văn hóa hiện đang có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và tác động trực tiếp đến hoạt động của các tổ chức văn hóa nghệ thuật. Ở đó, sự chủ động hội nhập cùng việc khai thác những giá trị truyền thống trong từng sản phẩm văn hóa, nghệ thuật cũng cần được lưu tâm. Tại Việt Nam, khi xem xét vấn đề này đối với ngành Truyện tranh và Phim hoạt hình, việc hướng đến những giá trị truyền thống, phát huy những thế mạnh trong nghệ thuật và định hướng cho phát triển nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm chất lượng tìm được chỗ đứng trên thị trường đang phải đối mặt với không ít những khó khăn.

Nông thôn - văn hóa nông thôn mới hiện nay: Những vấn đề đặt ra

Phát triển văn hóa nông thôn mới (NTM) là việc làm thiết thực, nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực trong xu thế phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng và cả nước. Trên cơ sở một số quan điểm, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông thôn, NTM, bài viết nhận diện thực trạng những kết quả đã đạt được và một số tồn tại, bất cập trong văn hóa NTM hiện nay, đồng thời kiến giải một số nguyên nhân, đề xuất giải pháp để xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong xu thế NTM ngày càng hiện đại, tiến bộ và hội nhập.

Giải pháp xây dựng môi trường văn hóa ở Trường Sĩ quan Pháo binh

Môi trường văn hóa (MTVH) là thiên nhiên thứ hai của con người, là điều kiện, cơ sở hình thành nhân cách con người, phát triển cá nhân và cộng đồng, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Là một bộ phận hữu cơ của MTVH xã hội, MTVH trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò quan trọng, trực tiếp góp phần hình thành, hoàn thiện, phát triển nhân cách, bản lĩnh, đạo đức, năng lực cho cán bộ, giảng viên, học viên, chiến sĩ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, bồi đắp xây dựng hình ảnh người quân nhân cách mạng và những giá trị văn hóa tốt đẹp trong thời đại mới.

Xây dựng văn hóa đạo đức thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong cán bộ, đảng viên

Tham ô, lãng phí và quan liêu là những “căn bệnh” nguy hiểm và là nguy cơ lớn đối với mọi chế độ. Ngày nay, tham nhũng, lãng phí, quan liêu đang diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề nhức nhối, đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình phát triển của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Bởi vậy, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của mọi nhà nước, mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhận định bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra từ Đại hội VII vẫn tồn tại, trong đó tình hình “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như trong mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp”(1).