• Thông tin tư liệu > Tư liệu nước ngoài

KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍ TRÊN THẾ GIỚI

Hoạt động thông tin địa chí thông tin về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị và tình hình phát triển của địa phương, mang tính đặc thù của các thư viện tỉnh, thành phố. Bài viết đề cập tới hoạt động thông tin địa chí tại một số nước điển hình trên thế giới như: Nga, Anh (châu Âu), Mỹ (châu Mỹ), Trung Quốc (châu Á), các nước Đông Nam Á, nhằm học hỏi, ứng dụng những kinh nghiệm phù hợp với đất nước ta.

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC NGHỆ THUẬT VÀ NGHỆ SĨ TRONG GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT Ở NƯỚC ANH

Nước Anh từ lâu đã được coi là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về giáo dục nghệ thuật (GDNT), nó trở thành một phần không thể thiếu trong chính sách và chiến lược quốc gia. Có nhiều cách lý giải về sự thành công này, trước tiên phải kể đến sự tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động GDNT của các tổ chức, nghệ sĩ.

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA LÀO ĐẦU TK XXI

Cùng nằm chung trong sự vận động của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, nền văn hóa Lào trong những năm đầu TK XXI có sự chuyển biến phức tạp, bên cạnh những thành tựu và khởi sắc mới trong sự phát triển, nền văn hóa dân tộc cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Điều này có thể được lí giải khi phân tích những nhân tố tác động đến nó.

SVETLANA ALEXIEVITCH - MỘT TẤM LÒNG SÂU THẲM

Năm 2015, có 300 cây bút trên toàn cầu được đề cử giải Nobel văn học. Cuộc chạy đua tới đích diễn ra trong gần một năm, vẫn căng thẳng, kịch tính như các năm trước. Nhiều tên tuổi lớn vẫn xuất hiện trong cuộc đua năm nay. Như mọi cuộc đua đường trường, các ứng viên giải Nobel văn học, dù không cố ý, ở chặng đua cuối, vẫn tách thành nhiều nhóm nhỏ. Các nhà văn Mỹ chạy ở nhóm mười chọi một. Cây bút Nhật Bản lẫy lừng Murakami Haruki nằm ở tốp thứ hai, sáu chọi một. Tốp dẫn đầu, năm chọi một. Cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về nữ nhà văn kiêm nhà báo người Belarus Svetlana Alexievitch, sinh năm 1948.

LINDA HUTCHEON VÀ LÝ THUYẾT NHẠI HẬU HIỆN ĐẠI

Linda Hutcheon (sinh ngày 24-8-1947) là một lý thuyết gia Canada, làm việc tại Khoa tiếng Anh và Trung tâm văn học so sánh tại Đại học Toronto. Bà được biết tới bởi những lý thuyết về văn chương nghệ thuật có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ hậu hiện đại. Quan điểm về nhại của Hutcheon tập trung trong cuốn sách A Theory of Parody: The teachings of Twentieth Century Art Forms. Nhại (parody) là một câu chuyện trải dài trong lịch sử nghệ thuật từ cổ đại tới nay và trải rộng trong tất cả các loại hình trên thế giới: văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, điện ảnh... Trong văn chương, nhại đã và đang trở thành một mối quan tâm học thuật quan trọng trong lý thuyết phê bình cũng như những nghiên cứu thực hành, đặc biệt từ nửa sau TK XX, gắn với sự lan rộng của các thực hành văn chương, nghệ thuật hậu hiện đại.

CÓ MỘT SEOUL KHÁC

Một chuyến đi không ngờ tới thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã đem đến cho người viết bài cơ hội “được thấy Seoul như trong lòng bàn tay mình”. Một siêu thành phố với những dòng xe ôtô nối đuôi nhau không dừng qua 24 giờ của một ngày, của mọi ngày. Một siêu thành phố với 29 cây cầu bắc qua chỉ con sông Hán thơ mộng cùng những vòng xoắn đường trên cao dẫn lên cầu khiến cho bạn không khỏi cảm giác chóng mặt khi nhìn. Một siêu thành phố với những tuyến tàu điện ngầm chằng chịt và vô số đại trung tâm mua sắm dưới lòng đất.... Song cũng còn có một Seoul rất khác.