• Thông tin tư liệu > Tư liệu nước ngoài

Hiệp hội nghề nghiệp với việc hỗ trợ các thư viện trường phổ thông ở một số nước

Hiệp hội thư viện được xem là các tổ chức nghề nghiệp, thành lập để tập hợp, chia sẻ và hỗ trợ những người làm công tác thư viên. Bài viết xem xét vai trò của hiệp hội thư viện các nước Ấn Độ, châu Phi, Canada và Anh trong việc hỗ trợ các thư viện trường phổ thông, từ đó rút ra những bài học cho các hiệp hội thư viện ở Việt Nam

Giải Nobel, 120 năm nhìn lại

Giải Nobel là một trong những sự kiện văn hóa, xã hội toàn cầu trọng đại, bên cạnh Giải vô địch bóng đá thế giới, Thế vận hội Olympic, Lễ Noel, Giải thưởng điện ảnh Oscar của Mỹ và Liên hoan phim Cannes ở Pháp. Lịch sử nhân loại thực chất là tiến trình bất tận, trong đó, mỗi cá nhân và tập thể chung sức chung lòng phấn đấu cho đời sống của con người ngày một hoàn thiện và xã hội ngày thêm hoàn mỹ. Những cố gắng này, thể hiện qua các thành tựu văn học, kinh tế, khoa học và hòa bình, cần được ghi nhận và tuyên dương kịp thời. Sự thật này không cần bàn cãi. Chính vì thế, mùa giải Nobel hằng năm bao giờ cũng được toàn thế giới đón nhận một cách trang trọng và nồng nhiệt nhất (1).

Nam họa Nhật Bản - nguồn gốc và sự ảnh hưởng

Năm 1603, Tokugawa Ieyasu (1543-1616) thành lập Mạc phủ ở Edo (1603-1868). Để củng cố quyền lực, Mạc phủ đã chia lãnh thổ cho các hoàng tử và nơi ở của họ trở thành các trung tâm thương mại và văn hóa. Sự ổn định chính trị, đô thị hóa nhanh chóng và trao đổi văn hóa quốc tế là những đặc điểm quan trọng của nước Nhật thời kỳ này. Trong hội họa, những người nổi tiếng nhất là Katsushika Hokusai (1760-1849), Hikawa Kazuhiro (1797-1858)... Loạt tranh in của các họa sĩ này đã có ảnh hưởng lớn tới các họa sĩ châu Âu lúc bấy giờ và góp phần tạo ra chủ nghĩa Ấn tượng châu Âu. Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng của việc xuất khẩu ra nước ngoài, hội họa thời Edo cũng mang những ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác, chẳng hạn như Nam họa (Nanga) chịu ảnh hưởng của Nhân văn họa Trung Quốc.

Mô hình kinh doanh sách thiếu nhi của một số nhà xuất bản trên thế giới

Đọc sách là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người, góp phần quan trọng trong tiến trình văn minh của nhân loại. Đọc sách là một quá trình tiếp cận thông tin tri thức, nâng cao hiểu biết và kiến thức tổng hợp về mọi phương diện của đời sống xã hội, giúp con người có thêm kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm sống, lao động, học tập. Mặt khác, cũng tác động đến nhận thức, hành vi của người đọc và trau dồi tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, tư duy. Ngày nay, các bậc cha mẹ đều rất quan tâm đến việc giúp con trẻ yêu thích đọc sách, hình thành thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Tại các nước phát triển, việc đọc sách trong độ tuổi thiếu nhi được đề cao như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Bởi vậy, nhiều nhà xuất bản sách thiếu nhi đã ra đời, không ngừng phát triển và lan tỏa văn hóa đọc sách thiếu nhi trên toàn thế giới bằng những tác phẩm có giá trị cao.

Tư tưởng của V.I.Lênin về liên minh công - nông trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

V.I.Lênin là lãnh tụ thiên tài của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Lênin đã kế thừa, phát triển toàn diện tư tưởng của Mác - Ăngghen và hiện thực hóa chủ nghĩa Mác trên đất nước Nga rộng lớn. Trong di sản lý luận đồ sộ mà Lênin để lại cho nhân loại tiến bộ, tư tưởng về liên minh công nông là một trong những đóng góp đặc biệt quan trọng. Kế thừa, phát triển những tư tưởng của Mác - Ăngghen, Lênin luôn xác định, liên minh công nông là vấn đề chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, từ thực tiễn ở Liên Xô, Lênin đã phát triển toàn diện lý luận về liên minh công nông trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, coi việc tăng cường củng cố khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là lực lượng kỳ diệu nhất trên thế giới nhằm xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.

Nghệ thuật công cộng ở Nhật Bản kể từ sau thế chiến II đến nay

LTS: Tinh thần kiến tạo và kỷ luật của người Nhật Bản luôn để lại những bài học lớn cho thế giới. Từ đống đổ nát sau Thế chiến II, nhất là sau tham họa bom nguyên tử dội xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, nước Nhật đã nhanh chóng tự khôi phục lại và vươn lên thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới. Có lẽ, không ít người trong chúng ta sẽ phải ngạc nhiên trước cách mà đất nước này sớm đưa nghệ thuật công cộng dự phần vào đời sống thường nhật, góp phần thúc đẩy sự tái thiết đất nước và làm lành những vết thương vật lý và sang chấn tinh thần sau chiến tranh. Đây hẳn là một tham khảo cần thiết cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong xu hướng xây dựng môi trường sống gắn liền với thẩm mỹ hiện đại và tinh thần văn hóa cộng đồng của người dân.