• Thông tin tư liệu > Tư liệu nước ngoài

Mô hình bền vững của tài nguyên giáo dục mở tại Đại học Giao thông Vận tải

Công nghệ thông tin truyền thông đang làm gia tăng đáng kể khả năng truyền thông tin qua các hệ thống thông tin toàn cầu, dẫn tới sự bùng nổ trong việc tạo lập và chia sẻ tri thức. Điều này mở ra các cơ hội để tạo ra và chia sẻ một rộng rãi hơn các tài nguyên giáo dục, qua đó đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của sinh viên. Thông tin số với sự dễ dàng chia sẻ và lan truyền trên mạng đã đặt ra những thách thức đáng kể cho vấn đề về sở hữu trí tuệ, các vấn đề bản quyền và các mô hình kinh doanh học liệu mở. Truy cập trực tuyến đang gia tăng, đi cùng với kết nối mạng xã hội và việc học tập cộng tác, đã tạo ra những cơ hội cho đổi mới cho giáo dục đại học. Những mong muốn chia sẻ thông tin, tài liệu để thúc đẩy sự phát triển và đổi mới giáo dục đào tạo đã hình thành trào lưu tài nguyên giáo dục mở (TNGDM), được coi là phương thức đổi mới giáo dục (1).

VAI TRÒ CỦA THIẾT KẾ BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN

Thiết kế bền vững trở thành một xu hướng tất yếu trong xã hội hiện đại, nhằm mang đến cho xã hội một nền kinh tế phát triển và một môi trường xanh sạch. Nhà thiết kế với vai trò của mình là sáng tạo nên những sản phẩm, dịch vụ mang tính bền vững trong các ngành nghề thiết kế như kiến trúc, nội thất, thời trang, đồ họa… Qua đó, người thiết kế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng và hướng đến một tương lai bền vững.

BẢO QUẢN DI SẢN VĂN HÓA THÀNH VĂN TRONG THƯ VIỆN Ở MỘT SỐ NƯỚC

Thư viện được xem là một thiết chế văn hóa, giáo dục, thông tin khoa học, đảm bảo việc tổ chức sử dụng tài liệu trong xã hội một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả. Một trong những yếu tố cấu thành thư viện là tài liệu với nhiều loại hình phong phú như sách, báo, tạp chí, vi phim, vi phiếu, băng từ, đĩa hình... Nguồn tài liệu này là tài sản quý giá thể hiện tiềm lực, sức mạnh, niềm tự hào của thư viện. Bảo quản tài liệu được đề cập vào đầu TK XX nhưng lĩnh vực này thật sự được các thư viện, nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu, thí nghiệm, trao đổi học thuật từ năm 1933. Bài viết này giới thiệu những kinh nghiệm về bảo quản tài liệu trong thư viện ở các nước, là cơ sở cho việc học tập, thúc đẩy công tác bảo quản trong thư viện nước nhà ngày một phát triển bền vững hơn.

THƯƠNG ĐIẾM HIRADO TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐÔNG Á CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH

Từ cuối TK XVI, sau hàng loạt các nỗ lực không mệt mỏi, người Anh đã thành công trong quá trình mở rộng mạng lưới thương mại ở phương Đông. Sau khi thiết lập được trụ sở thương mại ở Bantam, Indonesia, Công ty Đông Ấn Anh phái tàu Clove đến Nhật Bản, diện kiến chính quyền Mạc Phủ và chính thức thiết lập quan hệ thương mại với đất nước này. Công ty Đông Ấn Anh sớm giành được một số đặc quyền thương mại ở Nhật Bản, đặc biệt là sự ra đời của thương điếm Anh ở Hirado, năm 1613. Thương điếm tuy chỉ tồn tại trong 10 năm nhưng đã thể hiện những chiến lược cụ thể của người Anh trong việc thiết lập mạng lưới thương mại ở Đông Á. Mọi hoạt động của thương điếm Hirado đều không tách rời hệ thống thương mại của Công ty Đông Ấn Anh ở Đông Á.

SƠ LƯỢC VỀ SÁCH LÁ Ở ĐÔNG NAM Á

Tài liệu viết trên lá là một trong những di sản văn hóa có giá trị ở Đông Nam Á, xuất hiện ở Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam… Các tài liệu viết tay trên lá (gọi tắt là sách lá) luôn là niềm tự hào của những thư viện quốc gia các nước khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, nhằm duy trì, bảo quản di sản văn hóa vô giá, thiêng liêng này, thư viện quốc gia các nước này đã không ngừng thực hiện các chương trình bảo quản nhằm giữ gìn cho thế hệ tương lai, giới thiệu nguồn tài liệu vô giá này đến những nhà nghiên cứu trong, ngoài nước.

BỘ SƯU TẬP BA TỶ USD, TẤM LÒNG CỦA MỘT NỮ HOÀNG

Cuối năm 2016, Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức một cuộc triển lãm đặc biệt ở Berlin. Theo hợp đồng giữa chính phủ Đức và Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Iran, bảo tàng này cho phía Đức mượn trưng bày 60 bức họa, một nửa của châu Âu, một nửa của Iran. Ba tháng triển lãm thu hút hàng vạn khách thăm quan, đồng thời hé lộ một trong những bí mật nghệ thuật kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại.