Thông tin tư liệu > Tư liệu nước ngoài
Nổi bật
Tín ngưỡng thờ thần biển của dân tộc Kinh thôn Vạn Vĩ, Quảng Tây, Trung Quốc
Năm thứ 6 Chính Đức Vũ Tông triều Minh (1511), tức năm Hồng Đức thứ 3 triều Hậu Lê Việt Nam, người Kinh Việt Nam di cư lên phương Bắc, hiện nay tập trung sinh sống tại trấn Giang Bình và trấn Đông Hưng thuộc thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Theo điều tra dân số lần thứ 6, năm 2010, số người Kinh sinh sống tại 3 đảo Vạn Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm chiếm 65% tổng dân số dân tộc Kinh trong thành phố, vì vậy mới có tên gọi Kinh tộc tam đảo (1). Trong đó, Vạn Vĩ có diện tích và số người Kinh lớn nhất (2), họ sinh sống chủ yếu dựa vào ngư nghiệp, lưu giữ và bảo vệ tốt tín ngưỡng thờ thần biển.
Biểu tượng nước trong văn hóa và đời sống người Lào
Lào là quốc gia nằm hoàn toàn trong lục địa Đông Nam Á, không có biển nhưng có hệ thống sông ngòi dày đặc từ Bắc tới Nam. Nước giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân nông nghiệp, gắn bó với cuộc sống của người dân bản địa. Vậy nên, văn hóa của họ cũng mang đậm yếu tố nước và trở thành mẫu gốc trong tư duy sáng tạo văn hóa nghệ thuật, trở thành bản sắc văn hóa đặc trưng quốc gia. Từ một biểu tượng nguồn đến biểu tượng văn hóa, nước phản ánh sâu sắc, toàn diện đời sống sinh hoạt và tâm linh của người Lào.
Hình ảnh người Mông Cổ trong nghệ thuật Ý thế kỷ XIV (tiếp theo số 422 và hết)
LTS: Tiến trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ đã tác động tích cực đến giới nghiên cứu nghệ thuật quốc tế, tạo điều kiện cho họ mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như khuyến khích họ đưa ra các quan điểm mới dựa trên những luận chứng khoa học thuyết phục. Một chi tiết tưởng như thoáng qua lại có thể gợi mở cho nhiều khảo cứu công phu, góp phần làm xoay chuyển góc nhìn về một chủ đề lịch sử tưởng như đã được mặc định. Một phỏng đoán ban đầu tưởng như chỉ thuần túy dựa vào trực giác lại gợi mở cho thế hệ nghiên cứu tiếp sau những hướng tiếp cận liên ngành phong phú, mở rộng tầm nhìn cho công chúng thưởng ngoạn nghệ thuật, góp phần minh chứng cho sự giàu có của văn hóa và lịch sử nhân loại được phản chiếu bởi nghệ thuật. Tạp chí VHNT giới thiệu một phần khảo cứu công phu về Hình ảnh người Mông Cổ trong nghệ thuật Phục Hưng Ý thời kỳ đầu. Bắt đầu từ hình ảnh đôi mắt một mí thanh mảnh trên tranh vẽ của người châu Âu, câu chuyện đã được đẩy xa hơn rất nhiều tới những vấn đề phổ quát của thế giới cách đây khoảng 7 thế kỷ, giúp bạn đọc thêm một hình dung mới về một phần tiến trình của lịch sử nhân loại.
Tính cách Đức qua văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng
Trong số các nước thuộc khối Liên minh châu Âu, CHLB Đức thường được nhắc đến bởi nhiều lý do: nổi tiếng về khoa học kỹ thuật với hàng loạt những tên tuổi lớn về công nghệ sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, âm nhạc cổ điển, văn học với nhiều nhà văn đoạt giải Nobel và cả những đặc trưng tính cách của người Đức. Tuy nhiên, tính cách Đức hiện chưa được nghiên cứu nhiều, phần lớn chỉ dừng ở dạng liệt kê hoặc chỉ nhắc đến vài tính cách thường được dán nhãn cho người Đức như kỷ luật và đúng giờ. Từ góc nhìn văn hóa học, bài viết phân tích một số tính cách Đức, thể hiện qua văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng, cụ thể trên ba lĩnh vực chính là tổ chức quốc gia, tổ chức đô thị và tổ chức nông thôn.
Hình ảnh người Mông Cổ trong nghệ thuật phục hưng Ý thế kỷ XIV
LTS: Tiến trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ đã tác động tích cực đến giới nghiên cứu nghệ thuật quốc tế, tạo điều kiện cho họ mở rộng phạm vi tiếp cận cũng như khuyến khích họ đưa ra các quan điểm mới dựa trên những luận chứng khoa học thuyết phục. Một chi tiết tưởng như thoáng qua lại có thể gợi mở cho nhiều khảo cứu công phu, góp phần làm xoay chuyển góc nhìn về một chủ đề lịch sử tưởng như đã được mặc định. Một phỏng đoán ban đầu tưởng như chỉ thuần túy dựa vào trực giác lại gợi mở cho thế hệ nghiên cứu tiếp sau những hướng tiếp cận liên ngành phong phú, mở rộng tầm nhìn cho công chúng thưởng ngoạn nghệ thuật, góp phần minh chứng cho sự giàu có của văn hóa và lịch sử nhân loại được phản chiếu bởi nghệ thuật. Tạp chí VHNT giới thiệu một phần khảo cứu công phu về Hình ảnh người Mông Cổ trong nghệ thuật Phục Hưng Ý thời kỳ đầu. Bắt đầu từ hình ảnh đôi mắt một mí thanh mảnh trên tranh vẽ của người châu Âu, câu chuyện đã được đẩy xa hơn rất nhiều tới những vấn đề phổ quát của thế giới cách đây khoảng 7 thế kỷ, giúp bạn đọc thêm một hình dung mới về một phần tiến trình của lịch sử nhân loại.
Từ giải khát, no bụng đến ký hiệu quần tộc: tập quán pha trà dầu của dân tộc Dao ở cung thành Quảng Tây.
Ẩm thực có mối liên quan mật thiết không thể tách rời sự sinh tồn, phát triển xã hội của loài người, là vấn đề mà nhân học vẫn quan tâm, trong đó nghiên cứu ẩm thực không chỉ đề cập đến kinh tế học, chính trị học, sinh thái học. Có nghiên cứu cho rằng, văn hóa ẩm thực cũng là một ký hiệu quan trọng của bản sắc dân tộc, là biên giới văn hóa của một dân tộc (1). Thật vậy, sự hình thành của văn hóa ẩm thực và sự hình thành và phát triển của dân tộc có mối liên hệ nhất định. Quá trình thay đổi văn hóa ẩm thực của một dân tộc phản ánh sự thu nhỏ thay đổi văn hóa của dân tộc này. Pha trà dầu là một tập tục uống trà của dân tộc Dao ở Cung Thành, Quảng Tây, Trung Quốc. Giới khoa học gọi kiểu uống trà này là kiểu trà cháo, cho rằng đây là kiểu uống trà sớm nhất của Trung Quốc, đã thất truyền ở rất nhiều nơi, nhưng ở vùng dân tộc Dao Cung Thành vẫn gìn giữ hoàn chỉnh… Tháng 10-2014, tháng 6 và 10 - 2015, tác giả 3 lần dẫn nghiên cứu sinh đến thôn Đại Hợp, trấn Lật Mộc và thôn Thủy Tân xã Quan Âm, huyện tự trị dân tộc Dao Cung Thành để điều tra tập tục ẩm thực pha trà dầu (2).