• Thế giới nghệ thuật > Trao đổi

Văn học cho thiếu nhi - những yếu tố gây hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuổi

Hiện đại hóa văn học thiếu nhi là một yêu cầu bắt buộc khi mà hầu hết những di sản văn học trong quá khứ của chúng ta đang gặp thách thức to lớn trong cuộc cạnh tranh với văn học thiếu nhi của nước ngoài được nhập khẩu mạnh mẽ vào trong nước những năm gần đây. Điều khó khăn nhất đối với người viết cho thiếu nhi lúc này có lẽ là ở việc nắm bắt thị hiếu thẩm mĩ của lớp trẻ đang biến đổi liên tục và ngày càng xa với truyền thống. Nếu người viết không đáp ứng được những nhu cầu thẩm mĩ mới của lớp trẻ thì mọi nỗ lực khác đều không có hiệu quả. Vì thế, việc tìm hiểu những yếu tố gây hấp dẫn đối với bạn đọc nhỏ tuổi là một công việc quan trọng và không ngừng nghỉ.

Cần thêm những bà đỡ mát tay

Không chỉ có phim truyện thu lãi cao, ở nhiều nước, một số bom tấn hoạt hình cũng có doanh thu ngất ngưởng. Nhiều dự án phim hoạt hình không chỉ thu hút khán giả nhiều lứa tuổi mà còn được chờ đợi ngay từ khi khởi động.

Làm lại phim ăn khách

Với tác động, ảnh hưởng rộng lớn cả về mặt giải trí đến kinh tế, nhiều bộ phim được làm lại không chỉ một lần, ở một số quốc gia mà có thể được làm đi, làm lại nhiều lần và ở nhiều quốc gia khác nhau. Có phim làm lại được chuyển thể từ phim chiếu rạp sang phim màn ảnh nhỏ và ngược lại. Không chỉ thu hút lượng lớn khán giả, việc làm lại các bộ phim còn phản ánh tình trạng khan hiếm những kịch bản hay.

Đầu ra cho phim

Nhiều thách thức đã được các đại biểu đặt ra trong Hội nghị - Hội thảo: Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong công tác phát hành, phổ biến phim (do Bộ VHTTDL tổ chức tháng 12/2021) cho thấy cần có một cơ chế, sự thích ứng linh hoạt hơn cho lĩnh vực này.

Phim Việt "triệu đô", tại sao không?

Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 mà nhiều phim Việt dự định ra mắt đã phải hoãn lại, trong số đó có hai dự án phim của đạo diễn Lương Đình Dũng: phim hành động 578 - Phát đạn của kẻ điên và phim tâm lý tội phạm, pha yếu tố kinh dị Thành phố ngủ gật. Khó khăn nhưng không nản chí, anh là một trong số những đạo diễn tâm huyết, bền bỉ với đam mê điện ảnh và không ngại đầu tư tiền của, thời gian, công sức cho những dự án phim tuy kinh phí “triệu đô” nhưng vẫn chưa biết khi nào sẽ thu hồi lại được vốn. Năm 2022, anh cùng cộng sự của mình tiếp tục lên kế hoạch cho dự án phim kinh dị giả tưởng Mật mã 45: Ma đói với mục tiêu đề ra: mang phim Việt ra thế giới.

Gốm - phương tiện nghệ thuật giàu tiềm năng

Gốm có lịch sử từ cổ xưa ở nhiều quốc gia, vùng văn hóa. Gốm Việt Nam có một truyền thống riêng và luôn được mở rộng về chất liệu, kỹ thuật, tạo hình và thẩm mỹ. Truyền thống phong phú của gốm Việt Nam đã trở thành sức mạnh nội sinh quý giá cho các thực hành sáng tác nghệ thuật ngày nay.Gốm có lịch sử từ cổ xưa ở nhiều quốc gia, vùng văn hóa. Gốm Việt Nam có một truyền thống riêng và luôn được mở rộng về chất liệu, kỹ thuật, tạo hình và thẩm mỹ. Truyền thống phong phú của gốm Việt Nam đã trở thành sức mạnh nội sinh quý giá cho các thực hành sáng tác nghệ thuật ngày nay.

Phim truyền hình 2021 - Một năm nhìn lại

Đại dịch COVID-19 có thể khiến hoạt động nghệ thuật, giải trí đình đốn, tạm ngừng ra mắt các tác phẩm mới nhưng cũng khiến cho các phương thức giải trí trực tuyến bùng nổ. Trong khi các rạp chiếu phim phải ngừng hoạt động, điện ảnh Việt Nam vẫn chưa quen với hình thức phát hành trực tuyến trên các nền tảng số thì phim truyền hình với lợi thế của mình lại có cơ hội bùng nổ. Nhưng bên cạnh yếu tố khách quan ấy thì điều quan trọng nhất khiến phim truyền hình nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả chính là việc nâng cao chất lượng, từ nội dung, kịch bản tới diễn xuất của diễn viên. Năm 2021 đánh dấu một năm thành công của phim truyền hình Việt với nhiều bộ phim trở thành “hiện tượng”, gây “sốt” và được khán giả bình luận sôi nổi trên các diễn đàn, mạng xã hội.

"Chiếc lá thu vàng đã rụng..."

Vào một ngày đông cuối năm trong “gió mùa đông bắc se lòng”, nhạc sĩ Phú Quang - người nghệ sĩ tài hoa mà những ca khúc của ông như đã trở thành một phần máu thịt của tình yêu Hà Nội đã lặng lẽ rời cành như một “chiếc lá thu vàng đã rụng, chiều nay cũng bỏ ta đi…”. Ông ra đi, về “một nơi kia xa lắm”, mang theo biết bao nỗi nhớ của những người đã từng yêu những tình khúc say đắm một thuở. Nếu hội họa của Bùi Xuân Phái với những bức tranh tạc được hồn cốt của phố cổ Hà Nội tạo thành một dòng tranh được mệnh danh “Phố Phái” thì Phú Quang cũng đã thổi hồn “Hà Nội phố” vào âm nhạc, tạo nên một không gian riêng đậm chất lãng mạn bay bổng. Đó là “một Hà Nội ngây ngất nắng” khiến những người đang sống ở Hà Nội thêm yêu và gắn bó với mảnh đất này, “một Hà Nội run run heo may” để những người con đi xa có một nơi neo đậu nỗi nhớ thương vời vợi.

Một góc nhìn khác

Dịch COVID-19 bước sang năm thứ hai đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt trong đời sống xã hội, kinh tế, trong đó có giải trí. Hàng loạt hệ thống rạp chiếu đóng cửa. Nhiều nhà phát hành phải hướng tới các dịch vụ trực tuyến cho sản phẩm đầu ra của mình.

Lối mòn hay đột phá

Mỗi diễn viên trong cuộc đời nghệ thuật của mình đều mong muốn thoát khỏi vùng an toàn để được hóa thân vào nhiều vai diễn khác nhau. Có người thành công, có người thất bại nhưng quan trọng là họ được thử thách và khám phá chính mình.

"Bật mí" của Trưởng Ban Giám khảo

Vượt qua hai năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, điện ảnh Việt Nam vẫn thiết lập nên những kỷ lục doanh thu mới và ghi thêm những dấu ấn sáng tạo trong một chùm các bộ phim tiêu biểu vừa tham gia tranh giải tại Liên hoan phim Việt Nam (LHP VN) lần thứ XXII. LHP đã kết thúc nhưng những giải thưởng được trao vẫn để lại nhiều dư âm trong khán giả và cả giới chuyên môn. Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Vinh Sơn - Trưởng Ban giám khảo phim truyện điện ảnh bật mí những đánh giá của Ban giám khảo (BGK) về giải thưởng được công chúng quan tâm nhất: giải dành cho cho phim truyện điện ảnh.

Thêm một lối ra cho sân khấu

Trước khi đại dịch COVID-19 làm đình trệ mọi hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa thì Đài truyền hình Việt Nam đã có một chương trình Nhà hát truyền hình để đưa nhiều vở diễn thuộc các loại hình nghệ thuật truyền thống như kịch nói, chèo, cải lương, tuồng… đến với khán giả. Dịch COVID-19 bùng phát, ngoài Nhà hát truyền hình, Nhà hát trực tuyến cũng là một kênh để đưa văn hóa nghệ thuật đến cho người dân.