• Thế giới nghệ thuật > Trao đổi

"Bật mí" của Trưởng Ban Giám khảo

Vượt qua hai năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, điện ảnh Việt Nam vẫn thiết lập nên những kỷ lục doanh thu mới và ghi thêm những dấu ấn sáng tạo trong một chùm các bộ phim tiêu biểu vừa tham gia tranh giải tại Liên hoan phim Việt Nam (LHP VN) lần thứ XXII. LHP đã kết thúc nhưng những giải thưởng được trao vẫn để lại nhiều dư âm trong khán giả và cả giới chuyên môn. Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Vinh Sơn - Trưởng Ban giám khảo phim truyện điện ảnh bật mí những đánh giá của Ban giám khảo (BGK) về giải thưởng được công chúng quan tâm nhất: giải dành cho cho phim truyện điện ảnh.

Thêm một lối ra cho sân khấu

Trước khi đại dịch COVID-19 làm đình trệ mọi hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hóa thì Đài truyền hình Việt Nam đã có một chương trình Nhà hát truyền hình để đưa nhiều vở diễn thuộc các loại hình nghệ thuật truyền thống như kịch nói, chèo, cải lương, tuồng… đến với khán giả. Dịch COVID-19 bùng phát, ngoài Nhà hát truyền hình, Nhà hát trực tuyến cũng là một kênh để đưa văn hóa nghệ thuật đến cho người dân.

Vai trò của trường quay trong nền công nghiệp điện ảnh

Một nền điện ảnh để phát triển bền vững cần có rất nhiều yếu tố trong đó có trường quay. Một trường quay đủ chuẩn không chỉ là nơi tái tạo bối cảnh mà còn giúp tiết giảm kinh phí, tạo môi trường thuận lợi trong sản xuất phim.

Tăng chất chính luận để tạo sức hút

Có thể nói, chất chính luận không chỉ là một “đặc sản”của các hãng phim truyền hình như VFC, TFS mà nó còn là một trong những tiêu chí hàng đầu góp phần tăng chất lượng phim truyền hình Việt. Trong năm 2021, những bộ phim của VFC phát sóng trên màn ảnh nhỏ cho thấy nhà sản xuất đã và đang chủ trương tăng chất chính luận để phim truyện truyền hình dài tập hấp dẫn và mới mẻ hơn.

Đào tạo khán giả - nên chăng?

Trong tình hình sân khấu hiện nay, có vẻ như có một sự thiếu đồng bộ, thiếu ăn ý giữa khán giả và nghệ thuật, đặc biệt là khán giả trẻ. Dường như họ kém mặn mà với sân khấu, thậm chí ít hiểu biết về sân khấu, và từ đó ít đồng cảm, lui tới. Vì vậy nên chăng có một chiến lược “đào tạo” khán giả để họ có thể tiếp cận sân khấu một cách tốt hơn?

Luật Điện ảnh - sửa đổi để phát triển

Trong số 7 bộ môn nghệ thuật, điện ảnh là ngành đầu tiên xây dựng luật và tạo được hành lang pháp lý cho điện ảnh Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân và hội nhập với điện ảnh thế giới.

Những góc nhìn chân thực

Là thể loại đề cao tính chân thực, phim tài liệu giống như những tấm gương phản chiếu lại xã hội.

Sân khấu Chèo chuyên nghiệp: chông chênh trên con đường bảo tồn

Chèo là thể loại sân khấu kịch hát có tuổi đời lâu nhất nước ta và cũng là một trong những thể loại đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam, mang đậm tâm hồn, tình cảm, tư duy sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động trong xã hội phong kiến làng xã vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, nghệ thuật sân khấu Chèo đang đứng trước sự khủng hoảng, chông chênh trên con đường bảo tồn.

Khi các nhà đài lấn sân sang điện ảnh

Sự bùng nổ của giải trí trực tuyến đã giúp dịch vụ truyền hình trực tuyến khởi sắc. Cùng với đó là sự ra đời của nhiều series truyền hình (TV series) có sự góp mặt của các đạo diễn và diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Nếu như trước kia, phim điện ảnh và phim truyền hình là hai lãnh địa riêng biệt thì giờ đây ranh giới đó đang dần bị xóa nhòa bởi sự xuất hiện của các series truyền hình cùng nhiều giải thưởng tại các lễ trao giải thưởng điện ảnh danh giá.