• Thế giới nghệ thuật > Dòng chảy sự kiện

HaNoi Art Connecting 5 và những tác phẩm mang nhân dạng

Không thể nói chỉ các tác phẩm mang dáng vẻ con người mới nói về con người nhưng chắc chắn khi lựa chọn thể hiện hình dáng con người trong tác phẩm, người nghệ sỹ sẽ phải cân nhắc và suy tư rất nhiều về bản thân và những con người trong xã hội. Bởi mỗi dáng vẻ là một nhân dạng, mỗi nhân dạng tự nó đã đại diện cho nhiều hơn chỉ một ý nghĩa về hình thể. Một triển lãm lớn như Hà Nội Art Connecting là cơ hội để khảo xét về những vấn đề mà những nghệ sỹ đương đại quan tâm và trong bài viết này là về những tác phẩm mang nhân dạng.

Nghệ thuật đương đại Việt Nam đang chững lại: Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất thúc đẩy phát triển

LTS: nghệ thuật đương đại bao gồm một số loại hình nghệ thuật mới như Sắp đặt, Trình diễn, Video Art đã được du nhập từ Phương Tây vào Việt Nam từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay, các loại hình nghệ thuật này từng bước đạt được thành tựu nổi bật với những giải thưởng trong nước và quốc tế, dần khẳng định vị trí, vai trò, giá trị của nó trong đời sống văn hóa đương đại của ViệT Nam. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, các loại hình nghệ thuật này đang có chiều hướng chững lại. Vậy nguyên nhân, Đề xuất nào để khắc phục?, mô hình nào có thể thúc đẩy các loại hình nghệ thuật đương đại phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam? Đó là nội dung mà tác giả Nguyễn Hữu Đức, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật VN trao đổi cùng bạn đọc Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

Tạo cơ chế, môi trường cho văn hóa phát triển

Văn hóa từ bao đời nay vẫn luôn là yếu tố định hình lên bản sắc, nét riêng biệt cho mỗi vùng đất, mỗi dân tộc. Không chỉ song hành với người dân trong bảo vệ, xây dựng và phát triển, văn hóa cũng góp phần định hướng, đào tạo Nên con người mới trong những giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Để văn hóa có thể thực thi tốt vai trò của mình bên cạnh sự nỗ lực của mỗi cá nhân thì cần phải có những chính sách, luật định... tạo cơ chế, môi trường để văn hóa phát triển.

Dấu ấn "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" năm 2022

“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022” tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), được tổ chức từ ngày 16 -19/4, là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4. Các ngày diễn ra sự kiện với không khí tưng bừng, náo nức , đã nhận được sự hưởng ứng, nhiệt tình của đồng bào các dân tộc và đông đảo du khách.

Thượng Thiên Thánh Mẫu - kết hợp nhuần nhuyễn giữa cải lương và xiếc

Thượng Thiên Thánh Mẫu là tác phẩm thứ hai trong dự án Huyền sử Việt được Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam phối hợp dàn dựng. Hai thể loại xiếc và cải lương đã kết hợp để kể về Mẫu Liễu Hạnh - Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu và cũng là một trong Tứ bất tử của người Việt.

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi..."

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ I (24/11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. 75 năm sau, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào tháng 11- 2021, câu nói trên của Bác đã được nhắc lại với một khí thế mới.

Năm mới nói chuyện trà

Là một nhà nghiên cứu, Trần Quang Đức còn giảng dạy Hán Nôm và tư tưởng phương Đông. Anh từng là dịch giả các tác phẩm Trà kinh (2008), Chuyện tình giai nhân (2011) và Trường An loạn (2012) trước khi cho ra mắt cuốn sách đầu tay Ngàn năm áo mũ vào năm 2013. Chuyện trà - Lịch sử thức uống lâu đời của người Việt là tác phẩm mới nhất của anh được trình bày dưới hình thức tự sự xen lẫn khảo cứu, dựa trên sự đối chiếu với sử liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây. Một cuốn chuyên khảo về trà mang tính học thuật được thực hiện nghiêm cẩn, tỉ mỉ, công phu xen lẫn với những tản văn mang đậm trải nghiệm riêng của tác giả. Những sử liệu Đông Tây kim cổ được pha trộn, điểm xuyết với những suy ngẫm của tác giả về chuyện xưa, chuyện nay và cả những thế thái nhân tình.