Điện ảnh soi chiếu và thẩm thấu thời đại

Nhà phê bình điện ảnh Hàn Quốc Jeon Chan Il từng sang Việt Nam giảng dạy trong những khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ lý luận - phê bình phim do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức. Dưới đây là quan điểm của ông về vai trò của điện ảnh trong một hệ quy chiếu cập nhật tinh thần thời đại.

Cảnh phim Wandeugi

Điện ảnh phản ánh và chuyển hóa thời đại

Điện ảnh là gì? Kể từ sau khi điện ảnh xuất hiện như một công cụ bổ trợ để nhằm giải quyết nỗi hiếu kỳ về mặt khoa học từ khoảng giữa những năm 1890, đây là câu hỏi trọng tâm bao quanh và không ngừng được đưa ra. Lời giải đáp cho câu hỏi này hẳn nhiên là vô cùng phong phú. Từ câu trả lời rằng điện ảnh chỉ là trò tiêu khiển dùng để giết thời gian đến lời đáp điện ảnh là loại hình nghệ thuật đại chúng không hề kém cạnh các bộ môn nghệ thuật cao cấp khác.

Bất kỳ chức năng nào của điện ảnh cũng không thể coi thường. Tôi cho rằng không cần phải nhấn mạnh về vai trò của điện ảnh như một loại hình giải trí tác động đến thương mại hóa, đại chúng hóa và công nghiệp hóa. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi mà tầm quan trọng của sự thú vị và cảm động ngày càng lớn hơn thì điện ảnh càng có vai trò. Điện ảnh đã trở thành một thứ gì đó quan trọng không thể bỏ qua trong cuộc sống của chúng ta. Nên chăng ta gọi nó là một thứ văn hóa như phương thức của cuộc sống, người bạn đồng hành của cuộc sống.

Cho dù có nhạo báng hay coi thường thì điện ảnh là một môn nghệ thuật không thể bỏ qua, dù chỉ là để kiếm tiền. Điện ảnh - dù chỉ được coi là một loại hình giải trí - mà có thể có vị thế chẳng phải là do giá trị nghệ thuật trong điện ảnh hay sao?

Tôi không có ý định nhắc lại về điện ảnh như một trò tiêu khiển, giải trí, văn hóa, nghệ thật như ở trên. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây đó là điện ảnh có vai trò là dấu hiệu mang tính thời đại và điện ảnh là sự thu hút. Dù đôi khi đã bị lãng quên nhưng điện ảnh có những ảnh hưởng lớn hoặc nhỏ như phản ánh phần nào thời đại và góp phần vào sự chuyển hóa trong sự thay đổi của thời đại. Hãy lấy ví dụ trong phạm vi của điện ảnh Hàn Quốc. Những ví dụ điển hình thích hợp hiện ra ngay lúc này là phim Đức vua và chàng hề của đạo diễn Lee Jun Ik (2005) và Wandeuki của đạo diễn Lee Han (2011).

Đức vua và chàng hề đã đưa tình cảm đồng tính - yếu tố đôi khi được kịch hóa trong tác phẩm Dòng sông chảy đến ngày mai/ The river Flows to Tomorrow (1996, đạo diễn Park Jae Ho), Road Movie (2002, đạo diễn Kim In Sik) trở thành chủ đề đại chúng, góp phần lớn vào việc thay đổi những quan niệm cố hữu, thành kiến của đại đa số chúng ta đối với tình cảm đồng tính. Điều đó đương nhiên nhờ vào thành công đáng ghi nhận của Đức vua và chàng hề. Bởi đây là bộ phim thứ ba trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc đạt hơn 10 triệu khán giả, sau Silmido, Cờ bay phấp phới. Kể từ sau đó, tình cảm đồng tính trong xã hội Hàn Quốc không còn là vấn đề bị che giấu nữa mà đã được đưa ra ánh sáng. Chắn chắn bộ phim này là một ví dụ điển hình về vai trò của điện ảnh trong việc phản ánh và chuyển hóa thời đại.

Còn bộ phim Wandeugi thì sao? Tuy nổi tiếng dựa vào nguyên tác cùng tên của tác giả Kim Ryeo Ryeong nhưng bộ phim đã kịch hóa một cách khác thường các vấn đề bản chất của xã hội hiện đại như gia đình, giáo dục, khuyết tật… và đưa ra hướng nhìn mang tính tương lại và tích cực về chủ đề đa văn hóa. Có thể nhận thấy rằng các hướng nhìn khác ấy đã có vai trò đóng góp vào thành công lớn về doanh thu khi bộ phim thu hút hơn 5.300 khán giả. Bộ phim được nhắc đến thường xuyên hơn so với các bộ phim về đề tài đa văn hóa khác còn có Pairan, Ban Doo Bi, Bangga Bangga, Mai Radina.

Điện ảnh trở thành công cụ cần thiết soi chiếu và thẩm thấu thời đại như thế.

Điện ảnh là dấu hiệu thời đại

Thời thế giờ đây đã trở thành thế giới! Nếu không xem phim điện ảnh thì không thể bàn luận về thời đại được! Nếu nhớ đến tính bạo lực, sự nhàu nát, tính đê hèn của xã hội Hàn Quốc thập niên 80 thì chúng ta sẽ tự động liên tưởng đến bộ phim Ký ức của kẻ sát nhân (2003). Bối cảnh thời gian của bộ phim là năm 1986 và khi đó tôi là sinh viên đang theo học cao học, tôi đã không thể biết được nguyên bản của bộ phim đã tái dựng lại thời đại đó một cách hiệu quả, ấn tượng. Bộ phim đã chiếm một vị trí quan trọng trên bản đồ ký ức của tôi!

Là đấu hiệu thời đại, điện ảnh được kết nối với tri thức, trao đổi và chữa trị… Đi qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 - thời đại được gọi là thế kỷ của tổng hợp - hòa nhập - giao thoa, tri thức và trao đổi đã trở thành ưu điểm cần thiết, toàn diện đến mức thời gian trước những năm 2000 không thể tưởng tượng được điều đó. Trước đây, bạn chỉ cần vượt trội và được công nhận trong chuyên môn, lĩnh vực của mình là đã hanh thông mọi sự. Dù cho bạn không hiểu biết về lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực đó thì cũng không thành vấn đề. Đó là thời mà người ta dễ dàng được công nhận là nhân tài xuất chúng chỉ trong một lĩnh vực.

Phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7

Tuy nhiên, bước vào thiên niên kỷ mới, tình tế đã đảo ngược một cách nhanh chóng. Tri thức tổng hợp của Chủ nghĩa nhân văn phục hưng trở thành thứ dẫn đầu thế giới (nếu mượn lời của Lee Eo Ryeong - nhà tri thức tổng hợp tiêu biểu của Hàn Quốc) thời đại giờ đây đã xoay chuyển thành: nếu không trở thành một nhà chuyên môn theo hình thức phân tán (không phải hình thức tập trung) thì không được. Trong bối cảnh đó, điện ảnh đã trở thành một bộ môn thiết yếu!

Từ lúc nào đó, thời thế đã trở thành thời đại nếu không xem phim hoặc không nói về phim thì không thể nâng cao trình độ tri thức của mình. Một thế giới đang diễn ra mà ở đó, nếu không nói về điện ảnh thì không thể trao đổi được sâu sắc. Đối với Hàn Quốc thì cường độ còn lớn hơn. Ở một đất nước dân số hơn 50 triệu mà có 10 triệu người xem một bộ phim thì đó là điều khó lý giải. Hơn 10 năm sau, bộ phim Silmido có khoảng 10 bộ phim đột phá được mốc 10 triệu người. Không nhìn trước điện ảnh trong vai trò của tri thức và thông hiểu, làm sao có thể đánh giá được hiện thực của nền điện ảnh Hàn Quốc - một nền điện ảnh non trẻ nhưng đã có những bước tiến vượt bậc.

Điện ảnh là sự thu hút

Thời gian gần đây, trị liệu trở thành chủ điểm của thế giới và điện ảnh cũng nổi lên là một công cụ của trị liệu. Trong thực tế, mỗi năm trôi qua, tình cảm càng khô sạn thì điện ảnh càng được yêu thích như một phương tiện hữu hiệu cho an ủi và trị liệu. Bộ phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 của đạo diễn Lee Hwan Kyung là ví dụ thích hợp nhất cho vai trò này của điện ảnh.

Điện ảnh là “sự thu hút”. Đây là thái độ (Attitude) nổi bật mà tôi coi trọng nhất đối với điện ảnh từ nửa sau thập niên 1990 trở đi. “Thu hút” mà tôi chuyển ngữ từ tiếng Anh “Attraction/s” vừa là khái niệm vừa là ngôn ngữ dùng để chỉ các hành vi “làm cho khán giả nhận ảnh hưởng về mặt cảm xúc hay tâm lý” cả về thị giác, thính giác, câu chuyện, chủ đề… Nói cách khác là “tất cả các yếu tố của điện ảnh” lôi kéo khán giả ở bất cứ cường độ, mức độ nào. Vì vậy, điện ảnh với tôi là tổng thể của sự thu hút.

Thu hút thực ra là khái niệm đặc thù vượt qua các lĩnh vực khác như giải trí, nghệ thuật (không chỉ có điện ảnh) tác động đến cả quan hệ giữa người với người. Tôi vẫn chưa tìm được khái niệm nào đánh bật được định nghĩa “điện ảnh là sự thu hút”. Câu nói “bạn đừng quá để tâm đến riêng câu chuyện mà hãy tìm ra các yếu tố thu hút đa dạng khác” cũng xuất phát từ khái niệm thu hút.

Trong bài viết Lý do tôi yêu điện ảnh được đăng trong cuốn sách phê bình điện ảnh Sự thu hút của điện ảnh, phê bình vô tình (xuất bản năm 2008), tôi đã viết: “Tôi phát hiện và tận hưởng sự thú vị về cảm giác, cảm hứng về mặt cảm xúc, sự thức dậy về mặt tri thức từ những yếu tố thu hút đó. Những lúc như vậy, tôi hoàn toàn đắm chìm, hưng phấn. Tôi không thể nào không bị mê đắm trong những yếu tố thu hút hiện ra từ sự tưởng tượng trong Ngọa hổ tàng long (đạo diễn Lý An), âm thanh tinh tế của Sympathy for Mr. Vengeance (đạo diễn Park Chan Ok), kết cấu chặt chẽ trong L.A. Confidential (đạo diễn Curtis Hanson), nét nhìn phá cách và thành thục trong Tất cả về mẹ tôi (All about My Mother - đạo diễn Pedro Almodovar).

Bạn thấy thế nào? Chẳng phải là chúng ta thưởng thức những bộ phim điện ảnh một cách đa sắc thái, lập thể hơn thông qua các phân tích: điện ảnh là dấu hiệu thời đại, là sự thu hút đấy ư?.

HÀ AN

(Ghi chép từ bài giảng của Giáo sư Jeon Chan IL)

Nguồn: Tạp chí VHNT số 493, tháng 3-2022

 

 

;