• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Điệu hồn văn hóa bên dòng Ô Lâu

Từ đường quốc lộ 1A, rẽ phải, men theo con đường ngoằn ngoèo dọc bờ sông Ô Lâu dài hơn bốn cây số, bạn sẽ gặp một làng quê yên ả. Những ngôi nhà mái ngói cổ xưa xen các ngôi nhà còn thơm mùi sơn mới quanh những rặng tre xanh, con đường xóm thôn quen thuộc. Đó là làng Phò Trạch mà người dân quen gọi là Phò Trạch đệm, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng quê thơ mộng này còn lưu giữ những nét văn hóa dân gian mang điệu hồn dân tộc Việt mà không phải nơi nào cũng có được.

Độc đáo văn hóa chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ

Ở miền Tây có nhiều ngôi chợ thật lạ, ví dụ như chợ nổi. Ra đời và phát triển suốt hàng trăm năm qua, nhưng có lẽ đây là phiên chợ duy nhất vẫn giữ nguyên hồn cốt và tinh thần như từ buổi đầu hình thành.

Long Hồ - dòng sông lịch sử

Sông Long Hồ bắt nguồn từ sông Cổ Chiên - một nhánh của sông Tiền chảy dài từ TP Vĩnh Long đến các huyện Long Hồ, Mang Thít. Khi chảy đến chợ ngã tư Long Hồ thì chia thành hai nhánh: một nhánh rẽ phải theo sông Cái Cau chảy đến ngã ba Xã Sĩ, một nhánh chảy vào xã Hòa Tịnh và Bình Phước của huyện Mang Thít. Sông Long Hồ có chiều dài 8km, là tuyến đường thủy quan trọng và dẫn nước ngọt, phù sa về các cánh đồng màu mỡ. Dòng sông còn ôm trọn vào lòng cả một dòng chảy lịch sử.

Tuồng cổ ở Thổ Hà

Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) không chỉ nổi tiếng bởi lối chơi Quan họ độc đáo bên bờ Bắc sông Cầu mà còn là nơi duy nhất ở Bắc Giang còn giữ được nghệ thuật Tuồng cổ. Tuy vậy, trước sự lấn át của các loại hình nghệ thuật mới, những người yêu Tuồng nơi đây không khỏi trăn trở về số phận của môn nghệ thuật truyền đời này.

Người giữ mạch nguồn văn hóa Ca Dong

Vượt quãng đường hơn 30km, từ thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) đến chân đập Thủy điện Sông Tranh 2, rẽ trái rồi men theo cung đường bên hữu ngạn của dòng sông Tranh quanh co về hướng Tây Nam. Đến trụ sở UBND xã Trà Bui, rẽ trái theo con đường bê tông dẫn về cầu treo Trà Bui, hỏi bà Hồ Thị Dôn (71 tuổi) gần như ai cũng biết. Dừng chân giữa làng Lía (thôn 6), chúng tôi bắt gặp một phụ nữ Ca Dong, đang ngồi góc nhà sàn cặm cụi đan võng hướng nhìn ra dòng sông Bui ngày đêm vẫn chảy, trong một không gian thoáng đãng.

Bên dòng Bến Hải

Đến với miền Trung biển xanh cát trắng, đi dần về phía Bắc, dừng chân thăm Quảng Trị, mảnh đất năm xưa là bãi chiến trường ác liệt, bạn hãy ghé tham quan cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải, cây cầu này, xưa kia có lúc là giới tuyến tạm chia đôi hai miền Nam- Bắc Việt Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ (20.7.1954). Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Vườn kỷ vật chiến tranh của người cựu chiến binh

Nằm nép mình bên cánh đồng lúa trải dài ở bên bờ Nhật Lệ là vườn kỷ vật chiến tranh của cựu chiến binh Trần Văn Quận ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Giữa vườn hoa xanh sắc thắm, hàng chục vỏ bom, đạn các loại đã được người cựu chiến binh kỳ công sắp xếp, trưng bày… đã lôi cuốn đông người tham quan, tìm hiểu lịch sử.

Nghề dệt - Nét đẹp văn hóa của người Mường Thanh Hóa

Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống đồng bào dân tộc Mường xứ Thanh. Sử thi và thần thoại dân tộc Mường cho thấy nghề dệt ra đời rất sớm, từ thời kỳ “Đẻ đất, đẻ nước”, thời kỳ của những “Ông Đá Cần, bà Dạ Kịt”. Sau khi tìm ra các “Mường” và tìm được lửa, biết làm nhà ở, người Mường bắt đầu truyền dạy cho con cháu việc dệt vải may quần áo.

Bản sắc văn hóa trong lễ cưới của đồng bào Tày

Trong đời sống của đồng bào Tày vùng đất Bảo Yên (Lào Cai), cưới hỏi là một trong những phong tục gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống, là sự hội tụ những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa Tày.

Nguyễn Đình Chiểu sống mãi với lịch sử và nhân dân

Nguyễn Đình Chiểu sống mãi với non song đất nước, bởi lẽ cả cuộc đời ông, tâm hồn và trí tuệ, lý tưởng và tài năng, văn chương, đạo đức và lòng căm thù giặc sâu sắc tất thảy đều hiến dâng cho Tổ quốc, cho nhân dân. Ông dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đánh giặc; người đọc, người nghe tìm thấy trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu hơi thở của cuộc sống, những đòi hỏi cấp bách cứu nước, cứu dân, những tâm tư, ước vọng những hành động về lòng yêu nước và đạo làm người.