• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Sinh kế mùa nước nổi ở Nam Bộ

Theo vòng quay của tạo hóa, mỗi năm, vào thời điểm từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, con nước lũ lại về với đồng bằng châu thổ Cửu Long. Mùa nước nổi cũng là mùa mưu sinh của người dân cao tuổi vùng đầu nguồn sông Mê Kông. Không chỉ giăng câu, thả lưới bắt cá, tôm, ốc… nhiều hộ người cao tuổi còn ra đồng hái bông súng, bông điên điển, rau nhút, hẹ nước để tăng thêm thu nhập. Những chuyến đi khai thác thủy sản bắt đầu từ tờ mờ sáng trên tắc ráng, vỏ composite gắn máy đuôi tôm chạy phăng phăng trên đồng nước, buổi trưa cập bến để mang sản vật lên vựa cân đong bán cho thương lái. Từ những vựa thu mua này, sản vật mùa lũ được vận chuyển ra các chợ để bán.

Tượng cổng làng - di sản văn hoá độc đáo của người Xê Đăng

Khi nói về những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình, người Xê Đăng ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) luôn xem nghệ thuật điêu khắc tượng cổng làng mang âm hưởng tâm linh của hồn thiêng sông núi, tạo thêm niềm tin yêu cháy bỏng về một cuộc sống an lành, hạnh phúc. Tượng cổng làng còn là di sản văn hóa độc đáo đã gắn bó với người Xê Đăng nơi đây từ bao đời...

Nét đẹp văn hóa tô thắm thêm hình ảnh cho mảnh đất Cố đô

Trong tiết trời nắng đẹp những ngày đầu thu, chúng tôi ghé thăm làng hương Thủy Xuân (phường Thủy Xuân,TP Huế). Nơi đây, ngập tràn sắc màu của những bó hương (nhang) được những người thợ sắp xếp thành từng tầng lớp, tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt, lạ thường.

Cần giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết Trung thu cho thiếu nhi

Với thiếu nhi Việt Nam, Tết Trung thu là một ký ức đẹp đẽ bởi các em được đón nhận những món quà tuổi thơ hấp dẫn và được vui chơi thỏa thích với những trò chơi lành mạnh vừa bổ ích, vừa lý thú, có tác động đến thể chất và góp phần bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm cao đẹp. Tết Trung thu là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, song, trải qua sự biến đổi của thời gian, Tết Trung thu đang bị mai một và mất dần những nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có. Bởi vậy, giữ gìn vẻ đẹp Tết Trung thu là vấn đề cần được quan tâm thực hiện nhằm góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp tục chăm lo, bồi dưỡng cho thế hệ tương lai của đất nước.

Độc đáo hàng rào bằng đá của đồng bào vùng cao Hà Giang

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) thực sự là vùng đất vô cùng khắc nghiệt song cũng rất đáng yêu và lãng mạn. Với tôi, vùng đất này có nhiều thứ đáng nhớ, đáng nhớ từ những câu chuyện tình nhuốm màu huyền thoại cho đến những tường rào đơn sơ bằng đá cuội mà người Mông, người Giáy, người Lô Lô, người Hoa... nơi đây đã kỳ công tạo dựng.

Cổng trời Đông Giang - tuyệt tác của thiên nhiên

Thời gian gần đây, có một địa điểm du lịch mới, rất “hot” ở Quảng Nam là Cổng Trời Đông Giang thuộc địa phận thôn Kà Đâu, xã Kà Dăng, huyện Đông Giang. Khu du lịch sinh thái này cách TP Đà Nẵng 66km về phía Tây, cách thành phố Tam Kỳ 108 km về phía Tây Bắc.

Cù Lao Minh mùa trái cây chín

Cù Lao Minh thuộc (gồm 4 xã An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú) huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, là vùng đất trù phú với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, nhãn tiêu da bò, dâu, mận...Gần đây 4 xã này đã phát triển kinh tế vườn kết hợp với du lịch sinh thái nên hằng năm thu hút một lượng lớn du khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm, khám phá, check – in và thưởng thức hương vị ngọt ngào của các loại trái cây đặc sản của địa phương, qua đó đã góp phần mang về nguồn thu đáng kể cho người dân sở tại.

“Mưa vẫn mưa bay…”

“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ/Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao/Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ/Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu…”. Giai điệu bài hát “Diễm xưa” của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn cứ réo rắt, khắc khoải trong nỗi nhớ của bạn tôi về một đêm mưa trên phố núi sương mờ…

Chợ nông thôn ở đồng bằng Sông Cửu Long

“Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, buổi nhất định” (Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học). Đồng bằng sông Cửu Long có những loại hình chợ khá đặc biệt là “chợ nổi”, “chợ trời”. Khu biệt về tính chất các loại chợ, miền Tây còn có các khái niệm chợ như “chợ xanh” là chợ tạm bán các loại rau quả và “chợ đen” là thị trường mua bán tiền tệ bất hợp pháp, “chợ người” nơi có những người lao động chân tay đứng chờ sẵn để được người khác thuê mình,

Người Cor huyện vùng cao Trà My làm trống đất thực hiện lễ cầu mưa

Từ lâu, người Cor có nhiều phong tục, tập quán được bảo tồn qua nhiều thế hệ, trong đó có tục làm trống đất và thực hiện nghi lễ cầu mưa, thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên; mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân được yên vui, ấm no, hạnh phúc.