• Xây dựng đời sống văn hóa > Vấn đề - Sự kiện

Lễ hội mang đậm nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, Quận 7 nói riêng là vùng đất bốn phương tụ hội. Quá trình tạo dựng cuộc sống, bà con đã dần xây dựng cho mình một hệ thống các cơ sở tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu... Các hoạt động lễ hội tín ngưỡng như lễ hội Kỳ Yên tại đình Tân Quy Đông và một số lễ hội khác,… từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây, thể hiện sự biết ơn và mong muốn được đền đáp công ơn của các vị anh hùng có công khai hoang, mở đất, xây dựng và giữ gìn quê hương đất nước, nguyện cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu tâm linh cho người dân Quận 7, lễ hội còn góp phần giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn thuần phong mỹ tục, mang đậm tính chất nền văn minh lúa nước.

Bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay

Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của đất nước và con người Việt Nam. Trải qua những thăng trầm, biến thiên của lịch sử, lễ hội truyền thống vẫn luôn là điểm gắn kết cộng đồng, nơi tỏa sáng và trao truyền những giá trị văn hóa cùng những khát vọng tâm linh cao đẹp của con người, nhằm hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ. Bảo tồn giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các ngành liên quan cũng như cả cộng đồng. Nội dung bài viết nghiên cứu về lễ hội truyền thống xưa, thực trạng hoạt động lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay và đề xuất một số nội dung nhằm bảo tồn giá trị lễ hội truyền thống.

Phong phú các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025

Giỗ Tổ Hùng Vương từ bao đời nay đã ăn sâu vào tâm khảm thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt, là điểm hội tụ tâm linh, hội tụ bản sắc văn hóa và tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Hằng năm, cứ đến tháng 3 âm lịch, mỗi người dân Việt Nam dù ở nơi đâu cũng đều hướng về đất Tổ để thành kính tri ân công đức các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả - định hướng cấp bách trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong bài viết “Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tổng Bí thư Tô Lâm xác định rõ bảy định hướng chiến lược. Trong đó, tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả được Tổng Bí thư nhấn mạnh “là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước”(1). Đây là yếu tố then chốt tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Khát vọng mùa Xuân hùng cường, thịnh vượng

Đảng ta ra đời vào mùa Xuân 1930 với những nhành xuân tươi đẹp, đơm nụ, khai hoa của mỗi đảng viên. Đảng là kết tinh, hội tụ khí thiêng của đất trời, hồn thiêng sông núi, viết nên những trang sử vẻ vang và mang lại những mùa xuân khát vọng phồn vinh, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.

Cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng - yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Trong bài viết “Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tổng Bí thư Tô Lâm xác định cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng là định hướng chiến lược đầu tiên đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng là một nội dung rất quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi với trên 1 triệu người sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có trên 600 nghìn người. Các DTTS của Thanh Hóa chủ yếu là: Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Mỗi dân tộc đều mang những nét đặc trưng riêng về văn hóa, tạo nên giá trị và bản sắc văn hóa xứ Thanh, rất cần được bảo tồn và phát huy.

Lâm Đồng: Đặc sắc trang phục của người K’Ho Cil xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt

Trang phục truyền thống là một trong những di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của dân tộc K’Ho ở Lâm Đồng nói chung, người K’Ho Cil ở xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt nói riêng, đang được đồng bào nơi đây tích cực bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người K’Ho Cil có truyền thống tự dệt vải và may các bộ trang phục cho dân tộc mình. Qua thời gian, bộ trang phục truyền thống của dân tộc K’Ho vẫn mang nhiều sắc thái văn hóa truyền thống.

Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội được coi là nét văn hóa độc đáo lâu đời không thể thiếu của người dân Việt Nam. Theo thống kê, Hà Tĩnh có gần 70 lễ hội với đủ các loại hình. Các lễ hội chủ yếu diễn ra vào mùa xuân. Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác được tổ chức hằng năm vào trung tuần tháng Giêng (âm lịch) đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hương Sơn nói riêng và Hà Tĩnh nói chung nhằm tri ân công đức Đại danh y Lê Hữu Trác.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng trao quà tại tỉnh Quảng Trị nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 4/1/2025, tại Khu công nghiệp Quán Ngang, tỉnh Quảng Trị, Đoàn công tác của Bộ VHTTDL do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đoàn viên, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.