• Nghệ thuật > Điện ảnh, truyền hình

Lý giải thành công của “Minions”- phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại

Vào tháng 7 này, hội “chuối vàng” Minions sẽ tái xuất màn ảnh rộng sau khi vắng bóng mấy mùa hè liên tiếp. Sự trở lại của “Minions: Sự trỗi dậy của Gru” đánh dấu năm thứ 12 kể từ khi thương hiệu “Despicable Me” “chinh chiến” trên màn ảnh rộng. Trình làng từ năm 2010, biệt đội nhí vàng đã chiếm trọn trái tim công chúng, được xếp hạng bộ phim yêu thích của hàng triệu fan nhí. Điều gì đã khiến fan hâm mộ khắp thế giới mê mẩn với loạt phim này?

“Đình làng Bắc Bộ”- nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Bộ phim “Đình làng Bắc Bộ” của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (đạo diễn, biên kịch trẻ Đào Đức Thanh) là một trong những bộ phim đề cập đến vẻ đẹp văn hóa lâu đời gắn với những ngôi đình của người dân Việt Nam. Phim sản xuất từ năm 2019 và được trình chiếu tại Liên hoan phim Tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 12.

“Khát vọng phát triển” - Dự án phim tài liệu lớn nhất của VTV

“Khát vọng phát triển” là dự án phim tài liệu lớn nhất, kéo dài nhất của Trung tâm Phim Tài liệu và Phóng sự từ trước tới nay. Đây cũng là dự án được Trung tâm huy động mọi nguồn lực từ con người, thiết bị và thời gian. Mục đích của Dự án là tạo ra một vệt tuyên truyền đậm nét trên kênh VTV1 về việc thực hiện Khát vọng phát triển của toàn Đảng, toàn dân trên 63 tỉnh thành và tất cả các lĩnh vực, ngành quan trọng của đất nước. Khát vọng ấy được hiện thực hóa qua những câu chuyện cụ thể, con người cụ thể.

Một số đặc điểm nghệ thuật đạo diễn trong phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ

Phim tài liệu truyền hình do VTV Cần Thơ (1) sáng tác và sản xuất đã tích cực phản ánh các vấn đề của cuộc sống con người và xã hội các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đạt được những hiệu quả xã hội cũng như nghệ thuật nhất định. Bài viết phân tích một số đặc điểm nghệ thuật đạo diễn trong phim tài liệu truyền hình của VTV Cần Thơ những năm gần đây (qua 5 phim: Người đi gieo lửa, Tiếng vọng 50 năm, Giấc mơ sen, Vong thề, Giữa đôi dòng mặn ngọt).

Sự thích ứng của điện ảnh

Những năm qua, nhiều nhà làm phim và nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam đã có kinh nghiệm thích ứng với sự phát triển của cơ chế thị trường, khi nó tạo ra sự năng động của mỗi cá nhân và xã hội.

Màu sắc mang tính biểu tượng - nét duy mỹ trong phim của Đạo diễn Vương Gia Vệ

Duy mỹ là một phạm trù mỹ học, phản ánh và đánh giá những hiện tượng của hiện thực, đem lại cho con người mỹ cảm biểu hiện dưới hình thức cảm tính, đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng là các hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất. Tính chất “duy mỹ” luôn kích thích thị giác nên dễ chiếm được cảm xúc của người thưởng thức và người sáng tạo.

Những câu chuyện bình dị, ấm áp về người mẹ trong "Thương ngày nắng về"

Bộ phim “Thương ngày nắng về” lấy nhân vật người mẹ làm trung tâm, đi sâu khai thác với nhiều góc, cạnh cuộc sống đời thường. Phim là những câu chuyện bình dị, ấm áp với nhiều cung bậc cảm xúc của tình thân, tình người. “Thương ngày nắng về” được giới thiệu tới khán giả trong khung giờ 21h30 các ngày thứ 2, 3, 4 hằng tuần trên VTV3 bắt đầu từ 15-11-2021.

Phim mới trên VTV1: “Phố trong làng”

Phố trong làng là câu chuyện thú vị về đời sống của người dân xã Tân Xuân, gắn liền với những thay đổi khi đón Nam về làm trưởng công an xã. Bộ phim là bức tranh nông thôn miền Bắc hiện đại, đa màu sắc nhưng vẫn đầy thân thương. Phim bắt đầu lên sóng vào khung giờ vàng lúc 21 giờ các ngày thứ hai đến thứ sáu trên VTV1 từ 8-11-2021.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh: Thực trạng tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và các đề xuất hoàn thiện thể chế pháp luật

Nền điện ảnh Việt Nam với bề dày hơn 65 năm lịch sử là một trong số ít các ngành nghệ thuật có hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và toàn diện nhất, từ Luật Điện ảnh năm 2006; Luật sửa đổi và bổ sung Luật Điện ảnh năm 2009; Nghị định số 54 của Chính phủ năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh và Luật Sửa đổi, bổ sung; cho đến Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành năm 2013; Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 ban hành năm 2014... và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành năm 2016, theo đó xác định điện ảnh là một trong những ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm, có thế mạnh của Việt Nam.

Vấn đề thể loại trong phim Đại thi hào Nguyễn Du

Năm 2020, nhân 255 năm sinh và 200 năm mất của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Công ty cổ phần Không gian Văn hóa Việt - Media đã sản xuất bộ phim tài liệu, nghệ thuật Đại thi hào Nguyễn Du - một bộ phim được coi là đầy đủ nhất từ trước đến nay về cuộc đời của một trong những thi tài lớn nhất, mà cuộc đời và tác phẩm của ông để lại được xem là một gia tài văn hóa lớn của dân tộc. Trong khi tác phẩm của Nguyễn Du làm rạng danh cho nền văn chương cổ điển nước nhà gần hai thế kỷ rưỡi qua, được nhiều người đọc biết đến, những thông tin về Nguyễn Du, người “cha tinh thần” của tuyệt tác ấy không phải ai cũng biết tường tận. Vẫn còn nhiều điểm tối, khoảng trống trong cuộc đời nhà thơ. Một bộ phim tài liệu về cuộc đời ông lúc này là rất cần thiết và đáp ứng được niềm mong đợi của người xem.

Vài nét về hoạt động phát hành và phổ biến phim của thành phố Hà Nội hiện nay

Hà Nội là một trong những địa bàn trọng điểm của thị trường điện ảnh Việt Nam với dân số hơn 8 triệu người, có dân trí và thu nhập cao. Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây khi có Luật Điện ảnh sửa đổi, bổ sung, được sự quan tâm của chính quyền thành phố, cùng với những cơ chế chính sách cởi mở của Nhà nước về đầu tư và xã hội hóa điện ảnh, công tác phát hành và phổ biến phim trên địa bàn Thủ đô đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.