• Nghệ thuật > Điện ảnh, truyền hình

BÚP SEN VÀNG 2017 - KÍNH VẠN HOA

Giải thưởng Búp sen vàng của Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) được tổ chức nhằm tôn vinh các nhà làm phim, ở lĩnh vực phim tài liệu và phim truyện ngắn, góp phần nâng cao thẩm mỹ, nhận thức về nghệ thuật điện ảnh cho thanh thiếu niên. Đồng thời, tạo nên một diễn đàn để các nhà làm phim trẻ tìm được tiếng nói chung, cùng chia sẻ kinh nghiệm dự định, hoài bão và niềm đam mê điện ảnh… Trong năm qua, TPD đã hỗ trợ các nhà làm phim trẻ thực hiện 83 bộ phim tài liệu ngắn, 25 phim truyện ngắn và 18 phim của học sinh cấp II. Sau quá trình bình chọn của ban giám khảo, của khán giả, 8 giải thưởng đã được trao xứng đáng cho 8 tác giả của những bộ phim xuất sắc.

ĐIỆN ẢNH - DU LỊCH CÙNG SONG HÀNH

Trong xã hội, du lịch và điện ảnh là 2 lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong đó, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói mang lại giá trị bền vững cao. Còn điện ảnh là một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, đôi khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương tiện tuyên truyền. Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh được gọi là nghệ thuật thứ bảy. Điện ảnh cùng với các ngành nghệ thuật khác tạo nên diện mạo và đặc sắc văn hóa dân tộc. Vậy, câu hỏi đặt ra là hai ngành này có thể song hành cùng nhau trên con đường chung của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay của Việt Nam.

NHẬN DIỆN ĐẠO DIỄN PHIM VIỆT NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đạo diễn là công việc sáng tạo, đóng vai trò then chốt trong một tác phẩm. Xét về góc độ nghệ thuật, đạo diễn là người quyết định thành, bại của một bộ phim. Vậy họ là ai và vai trò của họ như thế nào trong bối cảnh điện ảnh Việt đang trên đà xã hội hóa như hiện nay?

TẤM CÁM: CHUYỆN CHƯA KỂ - TỪ TRUYỆN KỂ ĐẾN ĐIỆN ẢNH

Tháng 8-2016, thị trường điện ảnh Việt Nam dậy sóng bởi bộ phim Tấm Cám : chuyện chưa kể. Trước khi trình chiếu, qua trailer giới thiệu, khán giả tỏ ra hào hứng với bộ phim này bởi đây là truyện cổ tích quen thuộc nên có lý do để chờ đợi sự làm mới của ê kíp làm phim; đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Ngô Thanh Vân, đả nữ tài năng của làng điện ảnh Việt Nam. Chỉ cần gõ cụm từ Tấm Cám: chuyện chưa kể lên google đã thu được những con số bất ngờ: khoảng 1.670.000 kết quả chỉ trong 0,40 giây; hàng loạt đường link dẫn đến các tìm kiếm liên quan đến bộ phim này; nằm trong top 10 phim tình cảm Việt Nam hay nhất năm 2016; nhiều bài cảm nhận về bộ phim này…

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN ẢNH CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong những năm gần đây, để rút ngắn khoảng cách so với thế giới, Việt Nam đã có nhiều chính sách tạo ra thế và lực mới để ngành công nghiệp điện ảnh (CNĐA) vận động, phát triển và hội nhập quốc tế. Trong bài viết, chúng tôi phân tích chính sách phát triển điện ảnh của Việt Nam thể hiện qua 3 văn bản chính gồm: Luật Điện ảnh (năm 2006); Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

HỢP TÁC SẢN XUẤT, PHÁT HÀNH PHIM CÁC NƯỚC ASEAN

Sau nhiều năm, ngành điện ảnh Việt Nam mới tổ chức một cuộc tọa đàm mang tính chuyên đề với nội dung điện ảnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Hợp tác sản xuất, phát hành phim các nước ASEAN. Nằm trong khuôn khổ liên hoan phim quốc tế (LHPQT) Hà Nội lần thứ IV, cuộc tọa đàm đề cập tới những vấn đề thiết cốt của đời sống, đã quy tụ được nhiều người làm nghề từ nhà quản lý, diễn viên, các nhà sản xuất và phát hành phim trong nước, quốc tế. Có thể nói, đây chính là cơ hội tốt để những người làm phim Việt có những bài học thiết thực, đồng thời mở ra cơ hội liên kết, hợp tác về sản xuất, phát hành phim ảnh với các nước bạn trong khối ASEAN, giống như một sự khẳng định: Đã đến thời của chúng ta - điện ảnh ASEAN.

LONG THÀNH CẦM GIẢ CA - DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HÓA

Nhà văn hóa học người Nga Alexei Belik khi bàn về các chuyên ngành của lĩnh vực nhân học đã nói về hướng tiếp cận nhân học văn hóa: “Nhân học văn hóa tập trung chú ý đến các vấn đề khởi nguyên của con người, với tư cách vừa là người sáng tạo vừa là tạo phẩm của văn hóa ở phương diện di truyền ngữ văn học và di truyền bản thể họ”(1). Để tập trung và làm sắc nét các vấn đề khởi nguyên của con người, một trong những phương thức tiếp cận trong nghiên cứu nhân học văn hóa chính là việc lưu ý đến các mối quan hệ giữa trung tâm và ngoại vi. Về mối quan hệ triết học giữa cặp phạm trù trung tâm và ngoại biên, nhà nghiên cứu văn hóa người Israel Even Zohar viết: “Mối quan hệ giữa trung tâm và ngoại biên... thường tuân theo mô hình: các hiện tượng ở trung tâm hướng dần ra khu vực ngoại biên và tiếp tục ở lại đó khi các hiện tượng mới trỗi dậy ở khu vực trung tâm”(2). Thông qua việc phân tích Long thành cầm giả ca, có thể thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ trong tương quan trung tâm và ngoại vi, giữa các cặp phạm trù chính thống-phi chính thống, quy tắc-bất quy tắc, cá thể-cộng đồng.

ĐIỆN ẢNH Ý- ĐỐM LỬA MAU TÀN

Điện ảnh Ý là nơi khởi nguồn của những bộ phim hoành tráng. Sự hoành tráng của những dàn cảnh lớn ở điện ảnh Ý là nhờ những cảnh đẹp tự nhiên, lịch sử từ thời cổ đại, những nhân vật lừng danh tạo nên huyền thoại, cổ tích đi kèm với hệ thống kiến trúc cổ đại có một không hai trên thế giới. Đồng thời, nhờ có việc chiêu mộ diễn xuất quần chúng không hề khó khăn ở một đất nước dân số đông, tiền thù lao rẻ. Nhưng sự lớn mạnh đột nhiên của điện ảnh Ý với những lợi thế khó tưởng, chỉ sau một thời gian khoảng mười năm là sự suy thoái chớp nhoáng, đánh dấu những chặng đường của điện ảnh Ý.

Văn học - điện ảnh, hành trình chung và riêng

Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh và sự chuyển hóa những tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh không phải là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong nước vẫn thường xem xét mối quan hệ này dựa trên những tác phẩm cụ thể hơn là đi sâu vào hệ thống lý thuyết. Đầu TK XXI, lý thuyết cải biên đã có những bước phát triển đáng kể dưới tác động của các lý thuyết trong trào lưu hậu hiện đại. Từ đó, những vấn đề của văn học và điện ảnh được đưa ra soi chiếu một cách triệt để hơn nhằm giúp cho độc giả và khán giả nhận thấy được những nét riêng biệt trong từng loại hình cũng như sự tác động qua lại lẫn nhau giữa hai loại hình này.

NHỮNG CÂU HỎI TRIẾT HỌC TRONG PHIM CỦA APICHATPONG

Vào giữa năm 2010, đạo diễn trẻ người Thái Lan Apichatpong Weerasethakul đã trở thành niềm tự hào của điện ảnh Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung khi lần đầu tiên đạt giải Cành cọ vàng LHP Cannes. Điều khiến Apichatpong vượt lên, chinh phục được hệ thống đánh giá khắt khe của các nhà phê bình điện ảnh quốc tế, không chỉ nằm ở cuộc cách mạng về tự sự và hình thức thể hiện được hấp thụ của nền giáo dục phương Tây, mà là việc dùng điện ảnh để đưa người xem quay lại với những câu hỏi gốc, khởi nguyên về tồn tại, căn tính, chủ thể trong một thế giới toàn cầu hóa.

CẦU TRÊN SÔNG KWAI - CHUYỆN CỔ TÍCH ĐIỆN ẢNH

Trong thế giới văn chương ngày càng bất tận, thật hiếm những tác phẩm mang nét duyên thoảng qua nhưng khiến người đọc không sao cưỡng lại. Một trong những tác phẩm ấy, chính là Cầu trên sông Kwai của nhà văn Pháp Pierre Boulle (1912-1994). Và cũng thật khó hiểu, những sáng tạo văn chương như Cầu trên sông Kwai nhất thiết phải kết duyên mặn nồng với nghệ thuật thứ bảy mới bộc lộ hết sức mạnh tiềm tàng và hóa nên bất tử.