• Xây dựng đời sống văn hóa > Đất nước - con người

Lên núi Bình San, nhớ người khai mở đất

Núi Bình San - một trong Hà Tiên thập cảnh - còn gọi là núi Lăng, nằm ở hướng Tây Bắc cách Hà Tiên khoảng 1km. Phần lưng chừng núi nhìn ra biển Tây, là nơi yên nghỉ của dòng họ Mạc, đặc biệt là đền thờ Mạc Cửu (1655-1735) - người có công khai phá và xây dựng đất Phương Thành hoang vu, giáp biển thành một khu đô thị Hà Tiên trù phú, có vị trí chiến lược ở Tây Nam nước Việt.

Căn cứ Tiên Động nơi ghi dấu lòng yêu nước

Di tích lịch sử quốc gia Căn cứ Tiên Động xã Tiên Lương (Cẩm Khê - Phú Thọ), gắn liền với tên tuổi và công lao của tướng quân Ngô Quang Bích cùng các nghĩa sĩ của phong trào Cần Vương thời kỳ chống Pháp.

Đổi thay của một vùng đất

Với những ai xa quê, hay những ai từng có dịp về xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ không khỏi bất ngờ trước sự thay đổi mạnh mẽ của vùng đất này. Đạo Đức nghèo khó của những ngày xưa đã không còn, thay vào đó là diện mạo khang trang, hiện đại của một thị trấn trẻ. Tiếp tục với mục tiêu cao hơn nữa, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Đạo Đức kiên định với sứ mệnh khơi dậy khát vọng vươn lên, phấn đấu xây dựng thị trấn trở thành đô thị xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Hát đám cưới của người Sán Chí

Xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có 7 dân tộc, trong đó người Sán Chí chiếm đa số. Đồng bào còn lưu giữ được nhiều phong tục truyền thống, trong đó có tục cưới hỏi và hát dân ca.

Biến đổi tín ngưỡng thờ Néak Tà của cư dân ấp Ba Se B

Văn hóa luôn biến đổi để thích nghi và tồn tại. Tín ngưỡng dân gian, trong đó có tín ngưỡng thờ Néak Tà vốn là một thành tố của văn hóa, do đó cũng biến đổi để tồn tại và nguyên nhân chính ở đây chính là sự cộng cư, cộng cảm, cộng mệnh qua sự giao thoa, tiếp biến văn hóa của cả ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ở mảnh đất thân yêu Trà Vinh. Trong cái nắng khô hạn lịch sử của mùa khô năm nay, chúng tôi về ấp Ba Se B, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành để ghi nhận những biến đổi vô cùng thú vị về tín ngưỡng thờ cúng Néak Tà mang đặc trưng lễ nghi nông nghiệp cầu mưa, vốn dĩ có nguồn gốc xa xưa của người Khmer.

Cụm di tích hang Hỏa Tiễn - điểm đến tri ân

Cụm di tích hang Hỏa Tiễn nằm nơi địa đầu xứ Nghệ, thuộc khối Tân Hùng, phường Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Di tích tọa lạc trên một vùng đất có khung cảnh thiên nhiên đẹp, hoang sơ; được bao bọc bởi các dãy núi, khu dân cư, tạo cảm giác thâm nghiêm, ấm áp. Ba phía Tây, Nam, Bắc bao bọc bởi núi non hùng vĩ, trùng điệp và được che phủ với rừng thông, tràm xanh tốt. Phía Đông (trước cửa hang) giáp vùng đất bán sơn, khu dân cư và đường quốc lộ 1A. Nơi đây là chứng tích ghi dấu sự hy sinh anh dũng của 33 thanh niên xung phong (TNXP) trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đến nay, mỗi khi nhắc lại cái ngày định mệnh nhưng bi tráng, hào hùng ấy, người dân nơi đây vẫn không thể quên ký ức một thời mưa bom bão đạn mà các TNXP thuộc tổ 4, đơn vị C271, Đội 27 đã sống và chiến đấu kiên cường.

Huế - nơi sản sinh, nuôi dưỡng áo dài Việt

“Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”là chủ đề hội thảo do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức chiều 8/7/2020 cung cấp nhiều cứ liệu khoa học để nhận diện Huế là cái nôi đã sản sinh, nuôi dưỡng chiếc áo dài Việt Nam. Đó cũng là một nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Huế.

Về một số di sản văn hóa thời đại Tây Sơn ở xã Cẩm Nhượng

Trong lịch sử Việt Nam, triều đại Tây Sơn tồn tại trong một thời gian tương đối ngắn, nếu tính từ khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong năm 1771, đến thời điểm kết thúc vào năm 1801, nhà Tây Sơn chỉ hiện hữu 30 năm. Nhưng chính sử ghi nhận triều đại này chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1788, khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, đến năm 1801, Cảnh Thịnh chạy ra đất Bắc, nghĩa là chỉ 14 năm. Tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng triều đại này đã để lại một sự nghiệp sáng ngời trong lịch sử dân tộc.

Chiếc gùi trong đời sống của đồng bào Mông Tây Bắc

Từ xa xưa, đồng bào Mông vùng Tây Bắc sinh sống trên những triền núi cao và họ luôn có ý thức tự chế cho mình những vật dụng thiết thực trong quá trình lao động, sản xuất. Trong đó, chiếc gùi tre (lù cở) gắn liền với đồng bào Mông trong nhiều công việc thường ngày.