Về đất Chèo nghe “Em yêu làn điệu dân ca”

Cuộc thi “Em yêu làn điệu dân ca” dành cho học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình năm 2025 vừa được tổ chức tại thành phố Thái Bình mang lại nhiều niềm vui cho những ai yêu nghệ thuật dân tộc nói chung, yêu những làn điệu Chèo đặc sắc nói riêng. Trong cuộc thi này, có nhiều các em nhỏ đã chọn “đặc sản” của quê hương để thể hiện tài năng.

Tiết mục "Chèo Xẩm Xoan" do Nhóm nhạc cụ truyền thống đến từ thành phố Thái Bình có sự tham gia của 6 nhạc công “nhí”

 

Học sinh Thái Bình quá yêu chèo

Ðó là cm nhn ca các thành viên Ban Giám khảo đêm chung kết Cuộc thi “Em yêu làn điệu dân ca” dành cho học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình năm 2025. Ðây là ln th 2 cuc thi được t chc, lần thứ nhất t chc vào năm 2022. Trong tổng số 15 tiết mục lọt vào đến chung kết thì có tới 11 tiết mục Chèo. Qua đó cho thấy Chèo hiện hữu trong đời sống của các em học sinh tỉnh Thái Bình khá phong phú khi có cả hát và đàn.

Ấn tượng đầu tiên phải kể đến tiết mục hòa tấu mang tên Chèo Xẩm Xoan do nhóm nhạc cụ truyền thống đến từ thành phố Thái Bình với sự tham gia của 6 nhạc công “nhí” có đầy đủ bộ gõ dân tộc, tam thập lục, nguyệt, nhị, đàn tứ, sáo trúc. Các thí sinh đã thể hiện khá tự tin một trong những bài bản đã rất quen thuộc của nghệ thuật Chèo, mang đến cho đêm thi sự phong phú về hình thức thể hiện.

Tuy nhiên thú vị hơn c là phần thể hiện tài năng ca hát và diễn Chèo của học sinh “quê lúa”. Trong số 10 tiết mục liên quan đến hát và diễn cũng khá đa dạng các hình thức thể hiện. Trong đó chủ yếu là tiết mục có 1 thí sinh dự thi như Thái Bình nỗi nhớ trong ta theo làn điệu Ðào liễu do thí sinh Lê Th Ngc Ánh đến t Trường THPT Ðông Thụy Anh (Thái Thụy), Ru bống (lời cổ) của Nguyễn Bảo An thuộc trường Tiểu học THCS Phúc Khánh (Hưng Hà), Ðào mt cành theo làn điệu Luyện năm cung của Phạm Ngọc Khánh Chi Trường Tiểu học Ðông Mỹ (TP Thái Bình), Hề Cu Cậu của Lê Út Chi Trường Tiểu học Thái Phương (Hưng Hà), Chèo cổTò vò của Nguyễn Minh Phương Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thái Bình, Chèo cổ Chinh phụ trích trong vở chèo Tấm Cám của Bùi Ðức Quang Trường THCS Trần Phú (TP Thái Bình), Thụy Liên quê hương tôi theo làn điệu Ðào liu của Vũ Bảo Ngọc đến từ Trường THPT Ðông Thụy Anh (Thái Thụy). Cũng có tiết mục có hai thí sinh tham gia, như Ðường trường thu không (lời cổ) do hai bạn Nguyễn Trung Hiếu và Nguyễn Trần Bảo Thy của Trường Tiểu học và THCS Mê Linh (Ðông Hưng) dự thi. Tiết mục có đông thí sinh tham dự nhất là Ðò đưa (lời cổ) có tới 5 em đến t trường Tiu hc th trn Qunh Côi (Quỳnh Phụ) cùng thể hiện. Trong khi, có thí sinh chọn hẳn một trích đoạn thuộc hàng kinh điển của nghệ thuật Chèo, rất khó thể hiện ngay cả với những nghệ sĩ Chèo chuyên nghiệp đó là trích đoạn Thị Màu lên chùa. Thí sinh thể hiện trích đoạn này là em Nguyễn Mai Trang đến từ Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Thái Bình. 

Bùi Đức Quang - Lớp 8, Trường THCS Trần Phú (TP Thái Bình) với tiết mục chèo cổ "Chinh phụ" trích trong vở "Tấm Cám"

 

Góp thêm sự phong phú cho chung kết “Em yêu làn điệu dân ca” còn có nhiều thể loại âm nhạc cũng như hình thức biểu diễn khác. Tiết mục độc tấu đàn nguyệt mang tên Trống cơm của Nguyễn Thị Ánh Chi thuộc Trường THCS Vũ Vinh (Vũ Thư) mang đến những giai điệu vui nhộn, tươi trẻ tràn đầy tinh thần hứng khởi cho khán phòng. Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long - Giám khảo cuộc thi nhận xét: cô nữ sinh lớp 6 này đã thể hiện đúng tinh thần của bài, trong bài có phần giai điệu của bài dân ca gốc và có phần phát triển như vậy cũng đúng với một tiết mục độc tấu nhạc cụ. Ðược biết Ánh Chi đam mê nhc c dân tc và biết chơi ti 3 loi đàn, giám khảo Quang Long rất phục.

Giám khảo Thanh Ngoan rất ấn tượng với tiết mục hát Chầu văn Cô bé thượng ngàn của em Ðồng Khánh Ngọc, học sinh lớp 5 trường Tiểu học và THCS Thụy Bình (Thái Thụy) vì theo giám khảo, hát Văn không dễ, mà lại chọn beat rất khó để hát, nhưng giọng thì quá đẹp, khỏe, khuôn mặt đẹp, người thì xinh và phù hợp với sân khấu. Cả NSND Thanh Ngoan và nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long đều xúc động với phần dự thi của thí sinh Trần Thị Hồng Nhung - lớp 6 Trường THCS Thái Phương (Hưng Hà). Với phần hỗ trợ từ nghệ sĩ Ðào Ðình Phong (Nhà hát Chèo Thái Bình) tiết mục tái hin cha con ông xm và Hng Nhung đã th hin bài Xẩm Thập ân Công cha ngãi mẹ sinh thành thuộc hàng kinh điển của hát Xẩm, nghệ thuật mà cả hai giám khảo đã dồn nhiều tâm sức và thời gian nhằm phục hồi và lan ta trong đời sng hôm nay. Bên cnh đó, vi ging hát ngt ngào, cùng phong cách đan xen gia truyn thng và có nhng đim mi mang du n thi đại trong phn th hin, thí sinh Vũ Anh Thư - lớp 8 Trường THCS Kỳ Bá (TP Thái Bình) với bài dân ca Quan họ Bắc Ninh Người ở đừng về cũng đã chiếm được cảm tình từ các giám khảo cũng như khán giả.

Ảnh trái: Lê Út Chi - Lớp 4, Trường Tiểu học Thái Phương (Hưng Hà) với tiết mục "Hề Cu Cậu"

Ảnh phải: Nguyễn Bảo An - Lớp 1, Trường Tiểu học THCS Phúc Khánh (Hưng Hà) với tiết mục "Ru bống" (lời cổ)

 

Giám khảo nhắn nhủ giữ chèo

Có lẽ hiếm có cuộc thi nào mang lại nhiều cảm xúc cho giám khảo, những người đã gắn bó cả cuộc đời với nghệ thuật truyền thống dân tộc nói chung, sân khấu Chèo nói riêng. Cũng không phải ngẫu nhiên, bởi vì trong giai đoạn hiện nay, khi mà những dòng nhạc trẻ, dòng nhạc mang xu hướng hội nhập, sôi động v tiết tu, mi m v phong cách đang ngày càng thu hút s quan tâm, chú ý ca gii tr thì mt cuc thi âm nhc dành cho hc sinh các cp t Tiu hc đến Trung hc cơ s và Trung hc ph thông, cp hc mà có l các em d cun theo nhng xu hướng thi đại hơn thì li ngp tràn màu sc dân tc. Nhưng ch vi lý do nhiu em chn hát ngh thut truyn thng, chn "đặc sản" chèo ca quê hương Thái Bình tham d cuc thi thì vẫn chưa đủ. Yếu tố mang lại nhiều cảm xúc cho giám khảo cũng như những người tâm huyết với nghệ thuật truyền thống dân tộc theo dõi chung kết cuộc thi “Em yêu làn điệu dân ca” học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình năm 2025 chính là chất lượng nghệ thuật mà các em mang tới. Qua cuộc thi đã phát hiện được nhiều em hoàn toàn có thể là tài năng của nghệ thuật Chèo chuyên nghiệp trong tương lai.

Trong số các thí sinh tạo được ấn tượng nhiều nhất phải kể tới cô bé Nguyễn Bảo An. Mới 6 tuổi nhưng Bảo An đã chn làn điu Chèo c có tên Ru bống để tham dự. Bé tí hon, nhưng tng bước chân đi, cách di chuyn cũng đã rt nhp tâm vi nhân vt trong bài hát. Thm chí, Bo An đã có lúc hát xô nhp, nhưng không vì thế mà mt đi bình tình, cô bé 6 tui này đã nhanh chóng ly li được nhp và thể hiện đầy tự tin cho đến khi kết thúc phần trình diễn. Thành viên giám khảo - PGS,TS Hà Hoa tràn đầy cảm xúc, gọi to: “Bảo An ơi! Tuyệt vời! Mặt của con… Chèo lắm!”. Vị giám khảo giải thích ngay từ “Chèo lắm” tức là trời sinh cho con đã có một dáng dấp rất là Chèo và v giám kho nói thêm: Cô rất phục con là vì con hát nhạc beat, con nghe được và con chống chế được với nhạc beat” và nhấn mạnh thêm: “Rất là yêu, cái mặt thì xinh, đội khăn thì đẹp, cái mắt thì sáng xong cái răng lại sún nữa, duyên lắm! Bảo An chính là một hạt mầm đầy sc sng, tương lai ca Chèo”.

Vũ Anh Thư - lớp 8 Trường THCS Kỳ Bá (TP Thái Bình) với bài dân ca Quan họ Bắc Ninh "Người ở đừng về"

 

Một phần trình diễn khác cũng tạo nhiều cảm tình thuộc về cậu học sinh lớp 8 Bùi Ðức Quang. Ðức Quang thể hiện tiết mục Chinh phụ là chèo cổ trích trong vở Tấm Cám. Một tiết mục có hát, có ngâm, có diễn cùng với bối cảnh sân khấu và dàn diễn viên múa phụ họa đã được Quang thể hiện khá xuất sắc. Ngay sau khi Bùi Ðức Quang thể hiện xong phần dự thi, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long hỏi ngay thí sinh học bài Chèo này trong bao lâu? Thì được câu trả lời là “một tuần”, giám khảo hỏi tiếp làm quen với Chèo lâu chưa, thì được câu trả lời là “một năm”. Vị giám khảo thốt lên: “Một năm làm quen với Chèo, một tuần để tập Chèo, mà đã hát được bài rất khó của nghệ thuật Chèo” và dành cho cậu thiếu niên Thái Bình một lời khen ngợi: “Thực ra, lúc mới ra sân khấu, mới cất giọng nói thôi Quang cũng rất là Chèo rồi, đặc biệt phần ngâm phía đầu rất khó, thậm chí cả với nghệ sĩ chuyên nghiệp, vậy mà Quang ngâm chun. Lợi thế của Quang là có giọng hát truyền cảm và rất là nam tính, rất là mầu Chèo”.

Trong khi đó, giám khảo Thanh Ngoan lại vô cùng thích thú với phần dự thi Hề Cu Cậu của Lê Út Chi. Ngay khi phần dự thi vừa dứt vị nữ giám khảo đã thốt lên: “Chào cụ ạ! Cụ giỏi quá!” khiến cả khán phòng cười vang. NSND Thanh Ngoan chia sẻ thêm: “Hát cái hề này không hề đơn giản, không phải ai cũng có giọng hát được đâu, phải chắc nhịp, khúc triết, có tính cách, cái “lửa” sẵn có trong người, Út Chi mới có 8 tuổi mà hát cả bài Hề Cu Cậu, xong lại diễn Cu Sứt nữa chứ! Ngắt câu nào ra câu đấy, chuẩn luôn, nhịp phách khỏi phải bàn”. NSND Thanh Ngoan nhận định rằng: “Ðây sẽ là một trong những tiếng hát của làng Chèo tính cách và diễn hài trong tương lai gần”. Ông Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh và ông Thiệu Minh Quỳnh, Bí thư Tỉnh đoàn Thái Bình, cũng đánh giá cao chất lượng nghệ thuật của cuộc thi.

Nguyễn Thị Ánh Chi - Lớp 6, Trường THCS Vũ Vinh (Vũ Thư) với tiết mục độc tấu đàn nguyệt "Trống cơm"

 Trần Thị Hồng Nhung - lớp 6, Trường THCS Thái Phương (Hưng Hà) với tiết mục Xẩm Thập ân "Công cha ngãi mẹ sinh thành"

 

Chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao 3 giải Nhất, 6 giải Nhì, 6 giải Ba cho các thí sinh xuất sắc nhất. Ngoài ra, các giải thưởng phụ được trao tại đêm chung kết dành cho: thí sinh nhỏ tuổi nhất, thí sinh có giọng hát ấn tượng nhất và giải thưởng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống. Nhân dịp này, Nhà hát Chèo Thái Bình trao tặng giấy khen và phần thưởng khích lệ cho 5 thí sinh có giọng hát chèo hay nhất, phần thể hiện ấn tượng nhất.

Thái Bình là địa phương có nhiều “sân chơi” nhằm cho các em học sinh phát triển tài năng nghệ thuật, bên cạnh cuộc thi “Em yêu làn điệu dân ca”, nơi đây còn thường xuyên tổ chức cuộc thi Tài năng nghệ thuật trẻ của tỉnh, qua đó đã góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhiều hạt nhân nghệ thuật cho địa phương cũng như cả nước. Ðặc biệt, trong đó phát hiện và ươm mầm nhiều tài năng cho nghệ thuật sân khấu Chèo đặc sắc của dân tộc. Bà Vũ Hằng Nga, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: Việc tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng các hạt nhân văn nghệ, đặc biệt là truyền tình yêu, giữ “lửa” nghệ thuật Chèo quê hương không chỉ là công việc, là trách nhiệm mà còn là sứ mệnh bằng tình yêu cao cả của mỗi thành viên Ban Tổ chức cũng như mỗi người con “đất Chèo” quê hương Thái Bình.

 

QUANG BẢO

Nguồn: Tạp chí VHNT số 604, tháng 4-2025

;