• Thế giới nghệ thuật > Tác giả - Tác phẩm

Nguyễn Việt Hà - Con giai phố cổ

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Nguyễn Việt Hà viết về Hà Nội từ hơn 20 năm nay với một giọng văn riêng, đặc sắc. Các tác phẩm tiêu biểu của anh có thể kể đến các tiểu thuyết Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người, Thị dân tiểu thuyết… và các tạp văn: Con giai phố cổ, Đàn bà uống rượu, Nhà văn thì chơi với ai...

NSƯT Phùng Văn Hà: Không đi sẽ chẳng thành đường

Dành nhiều tâm sức cho mảng phim hoạt hình lịch sử, một lĩnh vực hóc búa, khó nhằn với nhiều đạo diễn nhưng NSƯT Phùng Văn Hà lại cho rằng với phim hoạt hình lịch sử: Không đi sẽ chẳng thành đường.

Đời người, đời nhị

Nhắc đến nghệ thuật hát xẩm của Việt Nam không thể không nhắc đến cái tên nghệ nhân Hà Thị Cầu (1928-2013). Là nghệ nhân hát xẩm cao tuổi nhất, từng sống qua hai thế kỷ, bà là một pho tư liệu sống về nghệ thuật hát xẩm Việt Nam. Cuộc đời “con hát” long đong trải qua nhiều biến thiên của lịch sử với những xoay vần của số phận để rồi đến cuối đời, bà đã được trao danh hiệu Nghệ nhân dân gian và danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ ưu tú vào năm 2004.

Nhà thơ Trần Quang Quý: "Lúc cô đơn nhất tôi lại trở về nguồn"

Nhà thơ Trần Quang Quý sinh năm 1955 tại Thanh Thủy - Phú Thọ, nguyên Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, Phó giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội. Ông được biết đến là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ Việt hai thập niên đầu thế kỷ 21. Ngoài những tập thơ đã xuất bản trong nước, thơ Trần Quang Quý đã được dịch và in ở nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc, Ba Lan, Cộng hòa Séc… Từng ba lần nhận giải thưởng thơ Hội nhà văn Việt Nam, luôn nỗ lực trong đổi mới thơ, tiếp cận với văn hóa đương đại thế giới, nhưng thẳm sâu trong tâm thức ông là tiếng gọi cội nguồn - nơi ông ra đi và khao khát được trở về.

Nhà thơ Văn Cao

Nếu như về âm nhạc, Văn Cao đã được khẳng định là bậc tài danh của Việt Nam trong thế kỷ 20 thì ở các lĩnh vực sáng tác khác, là họa và đặc biệt là thơ của ông dường như chưa có sự nghiên cứu thấu đáo. Qua bài viết này, người viết xin trình bày những ấn tượng về Văn Cao với tư cách là một tác giả có nhiều đóng góp trong việc cách tân thơ.

NSƯT Trọng Bình: Tài và tâm

Nghệ sĩ Trọng Bình sinh năm 1974, xuất thân trong một gia đình không ai theo nghệ thuật ở Gia Lâm, Hà Nội nhưng niềm đam mê nghệ thuật sân khấu dân tộc đã thôi thúc Trọng Bình sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1994 đã thi tuyển vào lớp diễn viên cải lương của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Sau 3 năm miệt mài học tập, năm 1997 Trọng Bình tốt nghiệp ra trường và đầu quân về Nhà hát Cải lương Trung ương (nay là Nhà hát Cải lương Việt Nam).

Những cặp bài trùng của điện ảnh Việt

Điện ảnh cũng như nhiều ngành sáng tạo nghệ thuật mang tính tập thể khác, luôn xuất hiện những ê - kíp ăn ý. Sự phối hợp giữa họ không chỉ mang đến một tác phẩm thành công mà còn giúp họ ghi được những dấu ấn cá nhân của mình. Điện ảnh Việt Nam có không ít những “cặp bài trùng” từng để lại nhiều tác phẩm “để đời”.

Nhà viết kịch Minh Nguyệt: Cả tấm lòng gửi gắm vào tác phẩm

Nhà viết kịch Minh Nguyệt sinh năm 1970, ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An, hiện công tác tại Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bắt đầu viết kịch bản sân khấu từ năm 2017, trong khoảng 4 năm, chị đã có nhiều vở kịch được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng trên các sân khấu lớn, được chuyển thể sang chèo, cải lương, kịch hát dân ca, được đánh giá cao ở các kỳ liên hoan sân khấu gần đây. Đặc biệt tại Liên hoan kịch nói Toàn quốc năm 2021, chị có tới bốn kịch bản được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng…

Nguyễn Phúc Xuân Lê và tình yêu nhiếp ảnh

Trong cảm nhận của tôi, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Nguyễn Phúc Xuân Lê là một người phụ nữ vui vẻ, cởi mở và tấm lòng nhiệt huyết trong sáng tác. Qua các tác phẩm của chị, tôi được chiêm ngưỡng nhiều hình ảnh đẹp của con người, phong cảnh ở nhiều vùng đất, địa phương của đất nước.

Chàng ca sĩ đắm say với dân ca xứ Nghệ

Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, đậm chất xứ Nghệ, ca sĩ trẻ Đậu Thanh Tài đã để lại nhiều dấu ấn cũng như cảm xúc trong lòng người nghe. Để có được những thành công đó, chàng ca sĩ sinh năm 1991 đã phải vượt qua chặng đường khó khăn đến môn nghệ thuật mà anh yêu thích để được thỏa mãn sự đam mê và cống hiến.

Cánh chim cô đơn nhớ mặt trời

Những năm 90 của thế kỷ trước, Lê Vi là một cái tên khá quen thuộc với khán giả, đặc biệt là khán giả yêu điện ảnh. Rời bỏ “cuộc chơi” nghệ thuật để chuyên tâm cho gia đình ở thành phố Amboise (Pháp), nữ nghệ sĩ của điệu múa Chim công nổi tiếng một thời nay như một “cánh chim cô đơn” nơi đất khách, lúc nào cũng nhớ mặt trời nơi xứ sở nhiệt đới quê nhà. Nhưng dù đi xa, đôi khi Lê Vi vẫn trở lại với khán giả quê hương, trong những chuyến về thăm nhà chớp nhoáng tranh thủ đóng phim.