• Nghệ thuật > Sân khấu biểu diễn

55 NĂM TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỆ THUẬT XIẾC VÀ TẠP KỸ VIỆT NAM: HÀNH TRÌNH TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam là trung tâm sáng tác, thí nghiệm, dàn dựng các thể loại tiết mục xiếc mới, hiện đại; khôi phục, dàn dựng tiết mục xiếc truyền thống; là cơ sở đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp duy nhất của Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á. Trong suốt lịch sử 55 năm hình thành, phát triển, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt được tạo điều kiện trực tiếp của lãnh đạo Bộ VHTTDL, Trường đã trưởng thành trên nhiều lĩnh vực để trở thành một cơ sở đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp, có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỆ THUẬT XIẾC VÀ TẠP KỸ VIỆT NAM

Xiếc là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, ngôn ngữ gồm những hình tượng nghệ thuật, qua đó, dấu ấn văn hóa cổ truyền dân tộc của các vùng, miền đất nước được thể hiện theo phương pháp dàn dựng hiện đại. Mỗi tiết mục xiếc đưa ra được một nội dung chuyển tải về cuộc sống, xã hội, tình yêu. Để mang được những tiết mục đẹp mắt đến khán giả là cả một chặng đường dài luyện tập, kiên trì, miệt mài của người nghệ sĩ. Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam tự hào là cơ sở đào tạo diễn viên xiếc chuyên nghiệp duy nhất trong nước cũng như khu vực Đông Nam Á. Với bề dày lịch sử 55 năm, Trường đã có rất nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà với những thành tích nổi bật, đoạt được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi, liên hoan xiếc trong nước, quốc tế. Các thế hệ học sinh của trường hầu hết đã trở thành những diễn viên xiếc tài năng, góp phần quan trọng cho sự phát triển nghệ thuật xiếc, nhiều người được phong tặng danh hiệu cao quý NSND, NSƯT, giữ cương vị lãnh đạo cao trong ngành xiếc Đông Nam Á

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CƠ QUAN THÔNG TIN THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI

Hiện nay, công nghệ thông tin đang có những bước phát triển không ngừng, được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã làm thay đổi tư duy, diện mạo, phương thức hoạt động của nhiều cơ quan thông tin thư viện (TTTV). Một trong những hoạt động đầu tiên của sự biến đổi đó phải kể đến vấn đề quản lý nguồn nhân lực (NNL). Tuy nhiên, đại đa số NNL thiếu những phẩm chất, kỹ năng phù hợp với cơ quan TTTV hiện đại, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hoạt động trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.

ỨNG DỤNG MARKETING 7PS TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG

Khái niệm marketing thời gian đầu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực thương mại. Năm 1969, khi bài báo Marekting cho các tổ chức phi lợi nhuận của Kotler và Levy xuất hiện trong Tạp chí Marketing thì ý tưởng marketing cho các tổ chức phi lợi nhuận mới được khai phá. Trực thuộc các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan thông tin - thư viện bắt đầu quan tâm đến vấn đề marketing. Lúc này, các chuyên gia thông tin - thư viện mới chỉ quan tâm tới yếu tố truyền thông marketing khi thảo luận về vấn đề này. Từ năm 1979 đến năm 1980, người ta bắt đầu cho rằng marketing thích hợp khi áp dụng vào hoạt động thông tin - thư viện. Các lý thuyết marketing truyền thống trở nên hữu dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, trong đó có các thư viện công cộng (TVCC).

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHÁN GIẢ ĐỐI VỚI NGHỆ THUẬT XIẾC

Hiện nay, vấn đề marketing cho các loại hình nghệ thuật biểu diễn được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài báo… trong đó nhấn mạnh đến hoạt động phát triển khán giả. Thực chất, đó là việc xác định các nhóm đối tượng mục tiêu cho mỗi loại hình nghệ thuật. Ví dụ, khán giả mục tiêu của nghệ thuật múa rối, xiếc là thiếu nhi, còn đối với tuồng, chèo, cải lương là khán giả lứa tuổi trung niên... Như vậy, phát triển khán giả gồm hoạt động nghiên cứu nhu cầu khán giả mục tiêu, cung cấp các sản phẩm nghệ thuật, xác định giá vé, địa điểm biểu diễn cũng như hình thức truyền thông marketing phù hợp.

TÔI MƠ MỘT NHÀ HÁT CHÈO MANG TÍNH VIỆN

Thành lập từ năm 1951, đến nay Nhà hát Chèo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong cả lĩnh vực biểu diễn và nghiên cứu. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, chúng tôi có thực hiện cuộc phỏng vấn với GS NSND Trần Bảng, nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam. Ông được biết đến là đạo diễn, soạn giả, nhà nghiên cứu nghệ thuật chèo nổi tiếng ở nước ta, những đóng góp của ông được nhà nước, công chúng nhiều thế hệ công nhận. Những chuyện nghề, chuyện nhà hát được ông chia sẻ đầy say sưa, nồng hậu.

NGHĨ VỀ VIỆC BẢO TỒN NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC VIỆT NAM

Tháng 3 - 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập ngành rối Việt Nam mà đơn vị xương sống chính là Nhà hát múa rối Việt Nam. Mong muốn của Người là “cần có đoàn múa rối chuyên nghiệp để các cháu thiếu nhi thêm niềm vui, thêm tiếng cười” (1). 60 năm, một chặng đường đủ dài song hành cùng lịch sử dân tộc đã cho thấy vai trò của nghệ thuật múa rối trong việc làm phong phú đời sống tinh thần của các thế hệ khán giả cả nuớc. Ngành rối không chỉ bảo tồn, phát huy các giá trị cốt lõi của nghệ thuật múa rối nước dân gian mà còn xây dựng, phát triển sân khấu múa rối cạn, tiệm cận với nghệ thuật múa rối trên thế giới.

HIỆN TƯỢNG TÁI TẠO VÀ PHÓNG TÁC THỦY HỬ THỜI KỲ KHÁNG NHẬT Ở TRUNG QUỐC

Soi chiếu vào thực tại đất nước Trung Quốc thì thấy tình hình chính trị thời kỳ kháng Nhật (1937 - 1945) hết sức phức tạp. Hai phe nội chiến trong nước là Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng đã không cùng hợp tác chống Nhật mà mỗi bên lại mưu tính những kế sách có lợi cho riêng mình. Đất nước tạm chia thành hai chiến khu là Quốc thống (Cộng sản Đảng) và Giải phóng (Quốc dân Đảng). Cũng bởi thế, các tác phẩm kịch cải biên từ tiểu thuyết chương hồi Thủy hử của Thi Nại Am (TK XIV) tất yếu đi theo hai ngã rẽ, đồng thời tạo nên hai xu thế tiếp nhận kịch Thủy hử khác nhau. Bên Quốc thống khu chủ yếu tiếp nhận Thủy hử thông qua các nguồn truyện phóng tác từ Thủy hử hoặc tiểu thuyết tục thư còn bên Giải phóng khu tiếp nhận qua các vở kịch cải biên.