• Thông tin tư liệu > Sách hay nên đọc

Cái nhìn phương Tây trong Pháp du hành trình nhật ký và Đi Tây

Ngành nghiên cứu văn hóa đã ra đời vào khoảng những năm 60 của TK XX với mong muốn tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với bối cảnh văn hóa, xã hội, tư tưởng hệ, quyền lực đương thời. Trong số các trường phái phê bình của nghiên cứu văn hóa, hậu thực dân chỉ ra những di hại của tư tưởng đó lên văn hóa, chính trị, xã hội thuộc địa, đồng thời phát hiện những khả năng kháng cự, tự chủ tiềm tàng ở các chủ thể văn hóa thuộc địa. Trong số các khái niệm công cụ của phê bình hậu thực dân, cái nhìn là một khái niệm quan trọng để giải mã cơ chế sản sinh ra các diễn ngôn thực dân, của nhà văn thuộc địa. Chúng tôi muốn sử dụng khái niệm này để giải mã cái nhìn phương Tây, điều cơ bản làm nên sự khác biệt giữa hai tác phẩm Pháp du hành trình nhật ký, Đi Tây của Phạm Quỳnh, Nhất Linh, hai nhà văn, nhà chính trị, văn hóa tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn đầu TK XX.