• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CHO NGƯỜI CHIẾN SĨ

Tinh thần chiến đấu được coi là một trong những phẩm chất cốt lõi của nhân cách người chiến sĩ, là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội cách mạng, quyết định sự thành bại của hoạt động quân sự. Chính vì vậy, xây dựng và phát triển tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác huấn luyện giáo dục ở các đơn vị quân đội hiện nay.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN HÓA TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI

Quản lý văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa. Trước các tác động của tiến trình toàn cầu hóa, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến thời điểm hiện nay, đất nước ta đã xuất hiện trên 750 khu đô thị mới (KĐTM), riêng thủ đô Hà Nội có trên 30 KĐTM, đó là một trong những thành tựu lớn của chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

MỘT KHÍA CẠNH CỦA DIỄN NGÔN DÂN TỘC TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI

Tính dục là một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết của Chu Lai sau đổi mới. Nhà văn đã sử dụng thành công hệ thống ngôn ngữ thân thể như một phương tiện đắc lực để thể hiện diễn ngôn tính dục. Song cũng như bất cứ diễn ngôn nào, tính dục không chỉ là vấn đề thuần nhất thuộc bản năng con người. Dựa trên bối cảnh xã hội đương thời được phản ánh trong tác phẩm, sự chi phối của những chi tiết nhục cảm, chúng ta có thể xác nhận sự tồn tại của diễn ngôn dân tộc qua tính dục trong tiểu thuyết của Chu Lai.

Ý THỨC DÂN TỘC ĐẠI VIỆT TRONG THƠ BANG GIAO THẾ KỶ X-XIV

Lịch sử trung đại Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống lại các triều đại phong kiến phương Bắc để giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, cốt cách Đại Việt. Những thắng lợi vẻ vang hào hùng của thời đại đánh Tống dẹp Nguyên, cộng với một xã hội hài hòa, an yên chính là những yếu tố khiến tinh thần dân tộc giai đoạn này đậm nét hơn các giai đoạn khác. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác thơ ca, trong đó có thơ bang giao. Ý thức dân tộc trong thơ bang giao TK X-XIV được thể hiện trên nhiều bình diện: tự hào về nền văn hiến, những chiến công của dân tộc, những danh thắng và niềm tự hào về phạm vi lãnh thổ.

GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA CHẤT LIỆU TRONG THIẾT KẾ BAO BÌ

Ngày nay, các loại hình nghệ thuật nói chung và nghệ thuật thiết kế đồ họa của con người nói riêng đã có những bước tiến dài, những thành tựu đáng kể, như nghệ thuật hội họa sản sinh ra nhiều trường phái, phong cách, bút pháp thể hiện và với nhiều loại chất liệu khác nhau, hay trong nghệ thuật thiết kế đồ họa đã có rất nhiều kỹ thuật, phương pháp, ứng dụng thiết kế mẫu mã rất hiện đại và đa dạng. Tuy nhiên ở bất kỳ lĩnh vực nghệ thuật nào, dù hội họa hay thiết kế, trường phái hay phong cách, kỹ thuật hay chất liệu nào thì nghệ sĩ sáng tạo đều cần vận dụng những yếu tố tạo hình để tạo ra tác phẩm. Ngoài yếu tố cơ bản như đường nét, hình mảng, màu sắc, hình khối, không gian, vấn đề chất liệu và tính thẩm mỹ của chúng là một yếu tố vô cùng quan trọng.

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC Ở BA NGÔI MỘ QUẬN CÔNG THẾ KỶ XVII

Ba lăng mộ có số lượng di vật kiến trúc và chạm khắc đá khá tiêu biểu ở cuối TK XVI và XVII là các lăng mộ Phúc Khê tướng công Nguyên Văn Nghi, lăng Quận công Lê Thời Hiến (Thanh Hóa) và lăng mộ Quận công Vũ Hồng Lượng (Hưng Yên). Đây là nhóm lăng có cùng chung nguồn gốc từ phường thợ An Hoạch (núi Nhồi, Thanh Hóa), lại cùng chung ý thức hệ tư tưởng, văn hóa giai đoạn đầu thời Trung Hưng nhà Lê, với nhiều sự tương đồng trong nghệ thuật chạm khắc đá mang tính pha trộn giữa nghệ thuật Lê sơ và phong cách Mạc. Nhóm lăng này đồng thời được cho là khởi đầu cho phong cách nghệ thuật điêu khắc lăng mộ quận công thời hậu Lê TK XVII - XIX ở Việt Nam.

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VĂN HỌC DÂN GIAN CHO HỌC SINH LỚP 10

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Quán triệt tinh thần, mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, việc dạy học ngữ văn cho học sinh lớp 10 cần tăng cường thêm các HĐTNST nhằm phát triển, nâng cao các tố chất, tiềm năng của học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, sự quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Ở đây, chúng tôi trình bày về một số hình thức tổ chức HĐTNST cho học sinh lớp 10 thông qua chủ đề Văn học dân gian - Tìm về cội nguồn.

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM

Nghiên cứu về vai trò của phụ nữ trong gia đình là lĩnh vực quan trọng song tương đối mới ở nước ta, chỉ phát triển khoảng vài chục năm trở lại đây. Trước 1954, có thể kể đến các công trình Phụ nữ dự gia đình của Đạm Phương nữ sử, Vấn đề phụ nữ giải phóng của Dật Sĩ Tử, Phụ nữ với gia đình của Dũng - Kim… và một số bài viết trên báo Nam Phong, Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm… Công trình đầu tiên nghiên cứu vai trò của phụ nữ ở Việt Nam tương đối tổng thể là cuốn Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại của Lê Thị Nhâm Tuyết. Điểm độc đáo của cuốn sách là sử dụng kết hợp các phương pháp, khái niệm và chất liệu của sử học, dân tộc học, văn học để khắc họa sự biến đổi vai trò, thân phận người phụ nữ trong lịch sử Việt Nam.

ĐƯA VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÀO GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG HỌC

Di sản văn hóa phi vật thể hàm chứa nhiều giá trị, biểu đạt nhiều bản sắc văn hóa của các dân tộc, các quốc gia. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một trong những phương thức để giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những năm qua, Việt Nam đã có chương trình, nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, công tác đưa di sản văn hóa phi vật thể vào dạy học ở các trường phổ thông là một trong những biện pháp đã và đang được thử nghiệm, áp dụng ở nhiều địa phương, nhiều trường học.

GIẢI PHÁP BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

Di sản văn hóa là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau theo hướng tích lũy trong môi trường văn hóa. Sự tích lũy, kinh nghiệm hoạt động của nhiều thế hệ đã góp phần tạo ra sự phong phú, chất lượng, mang giá trị nhân văn cao cả. Di sản văn hóa chứa đựng vốn kinh nghiệm, tri thức sống của con người, hội tụ những yếu tố phẩm chất tốt đẹp, có bề dày về thời gian, phong phú về loại hình. Đây là bộ phận quan trọng tạo nên môi trường văn hóa của các cộng đồng, yếu tố cơ bản tạo nên truyền thống văn hóa, cơ sở cho sự sáng tạo cái mới.