• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

ĐƯA VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÀO GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG HỌC

Di sản văn hóa phi vật thể hàm chứa nhiều giá trị, biểu đạt nhiều bản sắc văn hóa của các dân tộc, các quốc gia. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là một trong những phương thức để giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những năm qua, Việt Nam đã có chương trình, nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, công tác đưa di sản văn hóa phi vật thể vào dạy học ở các trường phổ thông là một trong những biện pháp đã và đang được thử nghiệm, áp dụng ở nhiều địa phương, nhiều trường học.

GIẢI PHÁP BẢO TỒN PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

Di sản văn hóa là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau theo hướng tích lũy trong môi trường văn hóa. Sự tích lũy, kinh nghiệm hoạt động của nhiều thế hệ đã góp phần tạo ra sự phong phú, chất lượng, mang giá trị nhân văn cao cả. Di sản văn hóa chứa đựng vốn kinh nghiệm, tri thức sống của con người, hội tụ những yếu tố phẩm chất tốt đẹp, có bề dày về thời gian, phong phú về loại hình. Đây là bộ phận quan trọng tạo nên môi trường văn hóa của các cộng đồng, yếu tố cơ bản tạo nên truyền thống văn hóa, cơ sở cho sự sáng tạo cái mới.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Công tác giáo dục chính trị ở các đơn vị cơ sở trong quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vị trí chủ đạo, trực tiếp xây dựng phẩm chất chính trị tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ; là một nội dung quan trọng của công tác tư tưởng văn hoá, một mặt hoạt động của công tác đảng, công tác chính trị. Quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục chính trị cho bộ đội là một trong những nhân tố quyết định đến sức mạnh chiến đấu của đơn vị và quân đội. Đồng thời, là cơ sở để các đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho.

ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG VỀ DÂN TRONG NHO GIÁO TIÊN TẦN TỚI TƯ TƯỞNG THỜI LÝ - TRẦN

Không thể phủ nhận ảnh hưởng, vai trò của tư tưởng về dân trong Nho giáo Tiên Tần đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam thời Lý - Trần. Ảnh hưởng của nó được thể hiện rõ nét trong nội dung đường lối cai trị, quản lý xã hội, trong pháp luật, trong tư tưởng của nhà vua, nhà tư tưởng Việt Nam ở thời kỳ này. Đến thời Lý - Trần, tư tưởng về dân được phát triển trên cơ sở những giá trị nhân đạo trong truyền thống của dân tộc, tinh thần từ bi, bác ái, nhân từ của đạo Phật, có ảnh hưởng tư tưởng ái dân, thân dân, kế thừa từ những học thuyết của thời kỳ trước.

CÁI ĐẸP TRONG THỰC TIỄN XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI Ở VIỆT NAM

Tư tưởng mỹ học nói chung, tư tưởng về cái đẹp trong nghệ thuật nói riêng của K.Marx, F.Engels đã giải quyết thực sự khoa học vấn đề nguồn gốc, đặc trưng, bản chất của cái đẹp. Cái đẹp, không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, ý niệm, hay một hiện tượng vốn có của tự nhiên, mà là một hiện tượng xã hội. Cái đẹp nảy sinh trong quá trình lao động của con người, có mục đích, mang tính phổ biến gắn với sản xuất vật chất nhưng không bị ràng buộc bởi nhu cầu vật chất trực tiếp.

PHONG TRÀO THI ĐUA CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ ĐIỆN BIÊN

Điện Biên là tỉnh vùng cao, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, là quê hương của hơn 20 dân tộc anh em sinh sống. Những năm đầu TK XXI, Điện Biên vẫn là một tỉnh nghèo, tỉ lệ hộ đói nghèo cao, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Tình trạng di cư tự do, tuyên truyền đạo trái phép, các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước nói chung, các phong trào thi đua của phụ nữ nói riêng. Trước tình hình đó, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Điện Biên đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” rộng khắp trong các tổ chức hội. Phong trào thi đua phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ. Do đó, đã thu hút được đông đảo phụ nữ các dân tộc trong tỉnh tham gia, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh.

TỔ CHỨC GIÁP Ở LÀNG MẬU HÒA TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Giáp là thiết chế có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, gợi mở thêm nhiều khía cạnh cần đi sâu tìm hiểu về thiết chế này. Làng Mậu Hòa trước là một xã thuộc tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây; đầu TK XX thuộc tỉnh Hà Đông. Sau cải cách ruộng đất (giữa năm 1956), Mậu Hòa cùng làng Sơn Tượng, một số xóm trại của 2 làng Dương Liễu, Quế Dương tách ra thành xã Minh Khai huyện Hoài Đức. Ngày nay, để tiện cho việc quản lý hành chính, làng Mậu Hòa được chia thành 4 thôn, cùng có tên là Minh Hòa.

NGHỆ THUẬT TRƯNG BÀY BẢO TÀNG Ở VIỆT NAM

Định nghĩa năm 1995 của ICOM được coi là mới nhất về bảo tàng “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức”. Về cơ bản định nghĩa này tương đồng với định nghĩa trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.