• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa hiện nay, những công trình nghiên cứu liên quan đến biến đổi văn hóa đã nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Thực tế cho thấy, biến đổi văn hóa đang diễn ra rất đa dạng trong nhiều bối cảnh, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Việc xác định rõ nội hàm, các yếu tố tác động, biểu hiện, dự báo xu hướng biến đổi… là vấn đề cần được quan tâm, triển khai thực hiện.

THÔNG TIN BIỂN ĐẢO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

Biển đảo ngày càng có vai trò quan trọng về nhiều mặt kinh tế, quân sự, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ biển đảo luôn là nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Từ hàng ngàn năm nay, biển luôn gắn bó và giữ vai trò quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của người Việt Nam, đưa dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Biển, đảo Việt Nam là bộ phận không thể tách rời lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của chiến lược biển Việt Nam là: “đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh” (1).

ĐỀN BẮC BỘ TRONG CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH

Trong dân gian, mỗi thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng đều có chức năng nhất định, trở thành yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con người. Nếu như đình thờ thành hoàng, chùa thờ phật, phủ thờ mẫu thì đối tượng thờ của đền không thực sự rõ ràng. Người ta cho rằng, đền xuất hiện sớm hơn các thiết chế thờ tự khác, thờ cúng thần thánh ở phạm vi rộng hơn, có thể là những tính linh, thiên thần, nhân thần… Chính những khó khăn trong việc xác định các thành tố cấu thành dẫn đến sự bỏ ngỏ trong nghiên cứu mô hình thiết chế này. Để đưa ra được những đặc trưng, tiêu chí so sánh cụ thể, bài viết dưới đây đưa ra một số khu biệt giữa đền và đình, chùa, phủ.

MỘT GỢI Ý VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG KHÁNG CHIẾN

Các di tích lịch sử cách mạng kháng chiến (DTLSCMKC) là điểm đến khá phổ biến của công chúng và du khách trong thời gian gần đây. Khách tham quan loại hình di tích này có thể là các cựu chiến binh, thân nhân, bạn bè của những người đang sống và đã hy sinh; lớp trẻ muốn tri ân công lao của cha anh; những người yêu hòa bình, nhà nghiên cứu lịch sử muốn đến Việt Nam để thăm, trải nghiệm và suy ngẫm về một thời chiến tranh… Tuy nhiên, các hoạt động của di tích chủ yếu ở lĩnh vực bảo tồn và giáo dục truyền thống thông qua hệ thống đoàn hội ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Các quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di tích chưa được thống nhất. Việc xác định những cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phục vụ phát triển du lịch là việc cần thiết, nhằm hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đưa ra các chính sách và chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu quan điểm của nhà nghiên cứu Peter Howard về tính xác thực của di sản, như một gợi ý về việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích DTLSCMKC.

DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP TRONG KIẾN TRÚC TÔN GIÁO Ở CÙ LAO GIÊNG

Cù lao Giêng nằm giữa sông Tiền, thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, dài khoảng 12 km, rộng 7 km, có nhiều tên gọi khác nhau như cù lao Đầu Nước, Dinh Châu (1) hay Diên, Riêng, Den, Ven... Người Khơme gọi Koh Teng. Do vậy, chữ Giêng trong cù lao Giêng được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, cách giải thích được nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có nhà văn Sơn Nam (2), chữ Giêng do nói trại từ chữ doanh (hay dinh với nghĩa là nơi đóng quân) mà ra. Đến thăm Cù lao Giêng, du khách sẽ ấn tượng trước hình ảnh một cù lao khuất nẻo, diện tích hơn 80 km2, hiền hòa nằm giữa dòng sông Tiền mênh mông, với những vườn cây trái xanh tươi và thấp thoáng những kiến trúc cổ đặc sắc.

GÀ, TỪ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA ĐẾN BIỂU TRƯNG NGÔN NGỮ

Từ lâu, gà luôn xuất hiện trong đời sống văn hóa nhiều nước trên thế giới. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, gà đã trở thành biểu tượng xuyên văn hóa, mang sức mạnh biểu trưng cho ý niệm đa diện, đa chiều về vũ trụ, thiên nhiên, nhân sinh, tâm linh, nhân tính. Danh xưng gà đã đi vào ngôn ngữ đời sống qua lời ăn, tiếng nói hàng ngày, qua thành ngữ, tục ngữ, ca dao và trở thành hình tượng đặc sắc, sinh động trong nhiều sáng tác văn chương Việt. Qua những giá trị biểu trưng đa dạng của hình tượng gà, có thể nhận thấy đặc tính tư duy, tâm thức văn hóa của tiếng Việt, người Việt và dân tộc Việt.

SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

Về kết cấu, truyện cười dân gian Việt Nam có hai nhóm lớn: truyện cười kết chuỗi là nhóm truyện cười xoay quanh một nhân vật có thực hoặc được coi là có thực, truyện cười không kết chuỗi là truyện cười có kết cấu hoàn chỉnh tồn tại độc lập mang tính phiếm chỉ. Ở Thái Lan, truyện cười là một tiểu loại nằm trong mảng tự sự dân gian và không chia thành các nhóm nhỏ như ở Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi chỉ nghiên cứu nhóm truyện cười dân gian kết chuỗi Việt Nam để tiện so sánh với truyện cười Thái Lan, mặc định thuật ngữ truyện cười thay cho thuật ngữ nhóm truyện cười kết chuỗi của Việt Nam.

VẤN ĐỀ QUYỀN TÁC GIẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN HIỆN NAY

Quyền tác giả (QTG) ở Việt Nam đang bị vi phạm nghiêm trọng. Bằng nhiều cách thức và thủ đoạn tinh vi, các hành vi vi phạm QTG ngày càng phổ biến, gây bức xúc, cản trở sức sáng tạo của tác giả, giảm động lực của các đơn vị xuất bản, phát hành sách. Mặc dù nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức quản lý, bảo hộ QTG, song thực tế hiệu quả chưa cao. Việc nhận diện, đánh giá và tìm ra nguyên nhân thực trạng của vấn đề này là cần thiết đối với quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản ở Việt Nam.

TRUYỀN THỐNG TRỌNG LÃO Ở LÀNG CÔI TRÌ QUA HƯƠNG ƯỚC, VĂN BIA

Trong kho tàng truyền thống văn hóa của làng Côi Trì, Yên Mô, Ninh Bình, trọng lão là một điểm nổi bật, được cụ thể hóa trong hương ước, bia đá của làng. Đây là một phong tục tập quán tốt đẹp, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc; là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần được kế thừa, phát huy trong xã hội ngày nay.

XÂY DỰNG Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CHO THANH NIÊN

Nhân loại hiện đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề môi trường sống. Nhiều tổ chức quốc tế, nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng, sự tiếp tục gia tăng theo chiều hướng xấu của những vấn đề môi trường. Do đó, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái để bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó thanh niên đóng vai trò là lực lượng tiên phong.