• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

BIỂU TRƯNG HOA TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

Biểu trưng (symbolization) là một phương pháp con người sử dụng để bộc lộ những nhu cầu nhận thức của mình dưới dạng cảm nhận sự vật khách quan thông qua hình ảnh. Nhờ có biểu trưng, con người tạo ra thế giới của những cảm nhận và tưởng tượng. Hình ảnh hoa mang nhiều giá trị biểu trưng cho cái đẹp, sự tinh khiết trắng trong, phẩm chất cao quý, sức sống mạnh mẽ và tình yêu, hạnh phúc. Trong ca dao Việt Nam, hoa vừa mang ý nghĩa biểu trưng riêng của các loài hoa, vừa mang ý nghĩa biểu trưng trong mối quan hệ với các đối tượng khác.

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU ĐÔ THỊ MỚI TRUNG HÒA, NHÂN CHÍNH

Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo quy luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân - thiện - mỹ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hóa con người. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa, tính đổi mới. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những giá trị mới và đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của con người.

MỘT SỐ LỆ THỨC TRONG TANG LỄ NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN BẠCH THÔNG, BẮC CẠN

Người Tày là tộc người có dân số đông nhất ở huyện Bạch Thông, Bắc Cạn. Người Tày ở Bạch Thông có tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các giá trị tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa của tộc người Tày ở Bạch Thông đang dần mai một. Đối với văn hóa tộc người, nghi lễ, lễ hội luôn là rào chắn tốt nhất để bảo vệ bản sắc văn hóa, giữ gìn phong tục tập quán, nếp sống tốt đẹp của cộng đồng. Trong đó, tôn giáo, tín ngưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh, có vai trò chi phối tâm tư tình cảm của người Tày. Văn hóa tâm linh của người Tày là tín ngưỡng văn hóa dân gian được xây dựng trên quan niệm linh hồn, vạn vật hữu linh, nằm trong văn hóa truyền thống đa dạng, độc đáo, đậm nét bản sắc dân tộc.

TANG LỄ CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT Ở BA VÌ

Ba Vì là xã miền núi duy nhất của Hà Nội có người Dao quần chẹt cư trú thành cộng đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng, văn hóa truyền thống của người Dao nơi đây đã có những biến đổi nhất định. Tuy nhiên, do tính cộng đồng sâu sắc mà một số nét văn hóa của người Dao được bảo tồn khá toàn diện, trong đó có nghi lễ tang ma. Đây là nghi lễ cuối cùng trong chu kỳ vòng đời của mỗi con người, không chỉ có ý nghĩa tiễn đưa linh hồn người chết về với thế giới tổ tiên mà còn để bảo vệ sự yên bình cho người đang sống.

NGHỆ THUẬT TRANH KHẮC GỖ HIỆN ĐẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật tranh khắc gỗ TP.HCM có những chuyển biến rất rõ về đề tài cũng như hình thức thể hiện tác phẩm của từng tác giả. Đội ngũ họa sĩ làm tranh khắc gỗ ngày càng hùng hậu và đặc biệt trong các triển lãm khu vực thời gian gần đây, số lượng tác phẩm, tác giả tăng lên và có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao. Nghệ thuật tranh khắc gỗ hiện đại tại TP.HCM luôn đóng vai trò quan trọng đối với mỹ thuật khu vực Nam Bộ cũng như nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

BẢO TỒN HÁT RU TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG

Từ lâu đời, hát ru đã đồng hành trong đời sống sinh hoạt của nhân dân ta, tạo nên một ký ức văn hóa đẹp đẽ. Theo dòng chảy thời gian, hát ru đã trở thành một loại hình nghệ thuật đặc trưng với những làn điệu trữ tình, sâu lắng, lời ca mộc mạc, thiết tha, chân thành, giản dị, có sức lay động lòng người, góp phần bồi đắp nên nhân cách, tâm hồn cao đẹp của các thế hệ con người Việt Nam.

KHÔNG GIAN SÁNG TẠO VỚI VAI TRÒ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP

Sáng tạo là tiềm năng vô tận của con người, đồng thời là một trong những yếu tố cốt lõi của nền kinh tế sáng tạo mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang ưu tiên phát triển. Việc xây dựng các không gian sáng tạo (KGST), nơi thực hành hoạt động nghệ thuật, kết nối nghệ sĩ với nghệ sĩ, nghệ sĩ với cộng đồng là bước hiện thực hóa các mục tiêu phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Qua nghiên cứu tài liệu và thực tế hoạt động của một số KGST tại Hà Nội, bài viết tập trung làm rõ vai trò hỗ trợ khởi nghiệp cho những người trẻ trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo.

VAI TRÒ CỦA VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN

Trong lĩnh vực thông tin - thư viện, nguồn nhân lực là “một trong bốn yếu tố cấu thành nên thư viện và là linh hồn của cả thư viện”. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa vai trò của nguồn nhân lực, các cơ quan thông tin thư viện phải triển khai công tác quản lý một cách có hiệu quả. Quản lý nguồn nhân lực chính là quản lý tất cả các hoạt động hoạch định, tuyển dụng, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức. Nói cách khác, quản lý nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và các hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CHO NGƯỜI CHIẾN SĨ

Tinh thần chiến đấu được coi là một trong những phẩm chất cốt lõi của nhân cách người chiến sĩ, là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội cách mạng, quyết định sự thành bại của hoạt động quân sự. Chính vì vậy, xây dựng và phát triển tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác huấn luyện giáo dục ở các đơn vị quân đội hiện nay.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ VĂN HÓA TRONG CÁC KHU ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI

Quản lý văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa. Trước các tác động của tiến trình toàn cầu hóa, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến thời điểm hiện nay, đất nước ta đã xuất hiện trên 750 khu đô thị mới (KĐTM), riêng thủ đô Hà Nội có trên 30 KĐTM, đó là một trong những thành tựu lớn của chúng ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.