• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX NHÌN TỪ MỘT BỘ TRANH

Những dòng tranh dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ ra đời từ hàng trăm năm trước nhưng có lẽ, chưa dòng tranh nào xây dựng được một cách có hệ thống và kỹ lưỡng các bộ tranh phản ánh hoạt động lao động sản xuất của người Việt. Một số nghệ nhân dân gian cũng đã dựng được các hoạt cảnh miêu tả cuộc sống thường nhật của người dân song rất ít và đơn giản về đường nét, bố cục. Cho đến khi bộ tranh Kỹ thuật của người Annam (1) do Henri Joseph Oger, một người Pháp trẻ tuổi, làm việc cùng các thợ vẽ và thợ khắc bản địa được công bố, không chỉ người Pháp mà cả người Việt Nam tây học thời đầu TK XX cùng phải ngỡ ngàng trước khả năng quan sát, chọn lọc và hệ thống hóa những hình ảnh lao động của người Việt thành các dạng thức biểu hiện văn hóa bản địa một cách chân thực, sinh động.

THỰC TRẠNG TRẠI SÁNG TÁC ĐIÊU KHẮC Ở VIỆT NAM

Mô hình trại sáng tác điêu khắc quốc tế và trong nước ở Việt Nam được hình thành tròn 20 năm (1997-2017) với hơn 30 trại ở khắp các tỉnh thành, tuy đã có những lợi ích tích cực cho chuyên ngành và nhận thức của cộng đồng song vẫn còn nhiều hạn chế làm trăn trở giới chuyên môn và xã hội. Chỉ ra các vấn đề và tìm giải pháp tháo gỡ là việc làm cần thiết, nhằm tìm kiếm các giải pháp hữu ích, giúp cho các mô hình này được phát triển mang tính chuyên nghiệp hơn

ẢNH HƯỞNG CỦA MẶT TRÁI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN NHÂN CÁCH CÁN BỘ

Trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn xác định đội ngũ cán bộ là khâu then chốt, là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt của sự nghiệp phát triển đất nước, bảo vệ tổ quốc. Đó là thế hệ những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy đổi mới, nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

TƯ TƯỞNG KHOAN DUNG TRONG TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

Bước sang TK XX và đặc biệt là XXI, trong quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng, các giá trị truyền thống phương Đông từng bước khẳng định rõ vị thế của mình trong nền văn hóa nhân loại. Vì thế, việc xem xét, so sánh tư tưởng khoan dung trong triết học phương Tây phương Đông, gắn liền với sự vận động, phát triển tư tưởng khoan dung của thế giới đương đại, có thể là một gợi ý nhằm điều chỉnh quá trình giao lưu, hòa đồng của văn hóa Đông - Tây trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

HOẠT ĐỘNG TRIỀU CỐNG, LỄ SÍNH VIỆT - TRUNG NỬA ĐẦU TK XIX

Không chỉ riêng triều Nguyễn mà tất cả các vương triều trước khi thành lập đều quan tâm tới việc xây dựng, củng cố quan hệ triều cống, lễ sính, quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng Trung Quốc. Mặc dù luôn ý thức về tự chủ rất cao, nhưng lại không nhận thấy sự bất bình đẳng của hình thức bang giao này, tất cả các vương triều đều có sự lựa chọn giống nhau là chấp nhận triều cống và lễ sính để giữ mối quan hệ hòa hiếu. Đây là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại bền vững của quan hệ sách phong, triều cống giữa triều Nguyễn với vương triều Trung Hoa.

BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG, XÃ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

Biến đổi giá trị văn hóa trong quá trình đô thị hóa là một đề tài đã và đang được khá nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt hiện nay, trong giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn diễn ra mạnh mẽ thì biến đổi văn hóa lại càng phức tạp. Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh là một đô thị nhỏ, có truyền thống văn hiến lâu đời và có nền kinh tế thủ công nghiệp, thương mại phát triển từ rất sớm nên đã sớm chịu sự tác động của quy luật đó. Thời gian gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa ngày càng phát triển, quá trình đô thị hóa ở đây cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp, do vậy thị xã Từ Sơn có nhiều biến đổi cả về diện mạo vật chất cũng như đời sống văn hóa; có cả những biến đổi tích cực cũng như tiêu cực.

NGUỒN NHÂN LỰC THƯ VIỆN VÀ LƯU TRỮ THỜI KỲ PHÁP THUỘC

Nguồn nhân lực trong các thư viện ở Đông Dương hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa, chịu sự chi phối của một nền hành chính phương Tây cùng với những hạn chế và thiệt thòi của nước thuộc địa. Mặc dầu vậy, họ đã có cơ hội tiếp cận những thành tựu lý luận thư viện học mới được hình thành ở châu Âu thời kỳ này.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI VIỆT

Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam được tiếp nhận dễ dàng, tự nhiên vì tư tưởng có nhiều điểm tương đồng với phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc. Phật giáo từ ngoại lai trở thành bản địa, từ xa lạ trở thành thân thuộc với mọi người. Có thể nói, chính truyền thống sẵn có của dân tộc đã dễ dàng hòa quyện với giáo lý Phật giáo, tạo nên một chủ nghĩa tích cực mang màu sắc Việt Nam, một nhân tố bền vững trong nhân sinh quan của dân tộc. Tư tưởng của Phật giáo rất đồ sộ, có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người Việt.

THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HẢI DƯƠNG

Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển với những thành tựu kinh tế xã hội mới. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra cho Việt Nam những thời cơ, thách thức và nhiệm vụ mới hết sức nặng nề. Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua rất to lớn và đáng tự hào. Song, đối với Việt Nam, mục tiêu quan trọng hàng đầu là trở thành một nước công nghiệp. Nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay trước hết và chủ yếu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới (NTM).

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA QUÂN ĐỘI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng rất oanh liệt, vẻ vang của dân tộc, công tác tư tưởng, văn hóa là một trong những mặt hoạt động rất thành công, có nhiều đóng góp to lớn, tạo nên sức mạnh tinh thần quyết chiến và quyết thắng của quân đội, cùng toàn Đảng, toàn dân đánh thắng các chiến lược chiến tranh của địch, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể khái quát những thành công nổi bật của công tác tư tưởng, văn hóa trong quân đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên một số nội dung cơ bản sau.

KHÁI NIỆM TỊNH ĐỘ TÔNG TẠI TRUNG QUỐC VÀ PHÁP TU TỊNH ĐỘ TẠI VIỆT NAM

Khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc đã gặp phải nền văn hóa bản địa với những truyền thống học vấn khoa mục, tư biện, minh kinh bách học chứ không lan man như hệ thống tư tưởng gốc; cũng từ đó, các tông phái Phật giáo Trung Hoa dần ra đời. Đến thời Đường, với sự hiện diện của 10 tông phái đã hoàn thành hệ thống tổ chức Phật giáo nước này, đồng thời cũng là nét riêng có của Phật giáo Trung Hoa. Tư tưởng Tịnh Độ từ Trung Quốc truyền đến Việt Nam chỉ hình thành một pháp tu mà không thành tông như ở Trung Hoa. Vì vậy, bài viết này chú trọng xây dựng nội hàm của khái niệm: tông phái, tông Tịnh Độ, pháp tu Tịnh Độ.