• Thế giới nghệ thuật > Nghệ thuật & đời sống

Đình làng Việt nơi thể hiện ước vọng của cộng đồng

Hình ảnh con người xuất hiện trên trang trí kiến trúc đình làng thế kỷ XVI, XVII, XVIII, ngoài chức năng trang trí cho kiến trúc, tô điểm cho công trình thì hình ảnh con người còn có một ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tâm linh của cả cộng đồng. Trước khi nó đóng vai trò phản ánh hiện thực xã hội thì nó phải truyền tải những thông điệp của cộng đồng với thần linh, mang những ước vọng.

Kiến trúc Tây Nguyên xưa qua di sản tư liệu hình ảnh

Máy ảnh và nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam giữa sau thế kỷ XIX. Các nhà thám hiểm, các nhà nghiên cứu dân tộc học, nhà nhiếp ảnh nước ngoài như Henri Maitre, Jean- Marie Duchange, Daniel Léger, Joseph Carrier đã thu vào ống kính những bức ảnh tư liệu quý hiếm về con người, kiến trúc và phong cảnh Việt Nam. Trong kho tàng di sản tư liệu hình ảnh, có nhiều bức ảnh, bộ ảnh về kiến trúc nhà làng, nhà ở, nhà mồ, nhà kho...của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Hiện nay, kiến trúc nhà cửa, không gian cư trú của buôn làng Tây Nguyên đang thay đổi nhanh chóng. Những bức ảnh tư liệu quý hiếm đó chứa đựng nhiều thông tin bổ ích để nhìn nhận, hiểu biết về văn hóa Tây Nguyên cội nguồn.

The Rescue - "hành trình" giải cứu

Sự kiện giải cứu đội bóng nhí của Thái Lan bị mắc kẹt trong hang đã khiến cả thế giới hồi hộp. Sau sự việc, nhiều hãng phim đánh tiếng sẽ làm phim về câu chuyện này. Bộ phim tài liệu The Rescue là một trong số đó.

Sản xuất phim tài liệu sinh thái - Vì mục tiêu phát triển bền vững

Dự án Sản xuất phim tài liệu sinh thái do Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) và Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt (Four Paws Việt) phối hợp các nhà làm phim tài liệu vừa được khởi động với chủ đề tập trung vào Bảo tồn đa dạng sinh học và Phúc lợi động vật. Dự án này sẽ được triển khai trong hai năm 2021-2022.

Di tích kiến trúc và dấu ấn văn hóa Champa qua kho tàng di sản tư liệu hình ảnh

Máy ảnh và nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam giữa sau thế kỷ XIX. Các nhà thám hiểm, các nhà nghiên cứu, nhà nhiếp ảnh người Pháp cũng đã chụp nhiều bức ảnh về con người, kiến trúc và phong cảnh Việt Nam thời kỳ đầu pháp thuộc, trong đó có nhiều bức ảnh, bộ ảnh tư liệu quý hiếm về di tích kiến trúc Champa. Những hình ảnh tư liệu sống động minh chứng cho các giá trị rực rỡ của nền văn minh Champa từng một thời vàng son ở miền Trung Việt Nam.

Đi tìm biểu tượng thiêng trên ngôi nhà Việt Nam tại Paris

Người Việt xưa có những nỗi sợ hãi tâm linh, mà trong thế giới tâm linh thì phải là sợ ma hãi quỷ. Hổ phù là hình ảnh kinh khủng nhất trong số đó. Triều đại nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, cũng là giai đoạn đồ án hổ phù phát triển lên tới cực đỉnh. Hình ảnh hổ phù được phổ biến trên tất cả các không gian tín ngưỡng từ đình, đền, miếu, trên vô số các đồ lễ khí như ngai kiệu, hương án, sập đá, bia đá. Nó xuất hiện từ không gian cung đình cho đến nhà dân. Thậm chí ở đầu hồi của tòa nhà Đông Dương học xá ở Paris được xây đầu thế kỷ XX cũng đắp nổi hình tượng này. Cho đến nay, tên gọi, công năng của tòa nhà này đã thay đổi nhiều sau nhiều lần trùng tu, nhưng hình ảnh hổ phù vẫn ngự trị trên bầu trời Paris. Vậy, thực chất hổ phù là loại ma quỷ nào, vì sao ít được nói đến trong các công trình nghiên cứu về mỹ thuật cổ truyền Việt Nam. Bài viết này sẽ tập trung vào nguồn gốc danh xưng, lai lịch, hình tướng và ý nghĩa biểu tượng của đồ án vẫn quen được gọi là hổ phù.

Nghệ thuật trang trí trên cây cột lễ của dân tộc Cơtu

Đối với người Cơtu, cây nêu (đơ doong), cột lễ (sanuôr) được xem như “lễ đài” chính của lễ hội, là nơi diễn ra các hoạt động chính trong lễ hội như đâm trâu, nhảy múa, khấn thần và nó còn là một sản phẩm mỹ thuật thể hiện tài nghệ trang trí, điêu khắc của nghệ nhân.