Họa sĩ Hà Nội vẽ măng sét Báo Sài Gòn Giải Phóng

50 năm đồng hành cùng độc giả cả nước (1975 - 2025), Báo Sài Gòn Giải Phóng vẫn luôn là tiếng nói của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những mẫu măng sét (manchette) in trên đầu mỗi tờ báo từ số đầu tiên đến nay đều được vẽ bởi một họa sĩ Hà Nội. Đó là họa sĩ Vũ Hy Thiều.

Mẫu măng sét sử dụng cho số báo ra ngày 5/5/1975, được họa sĩ Vũ Hy Thiều vẽ lại

Mẫu măng sét sử dụng sau này, do họa sĩ Vũ Hy Thiều vẽ lại

 

Mối duyên với tờ báo non trẻ của Sài Gòn sau ngày Giải phóng

Qua lời kể của họa sĩ Vũ Hy Thiu, năm 1974, khi đang làm cho một tờ tin ở tỉnh Bình Thuận, ông được c đi hc lp bi dưỡng biên tp viên báo chí ti Tây Ninh do Trung ương Cc min Nam t chc. Ðến tháng 4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh giành được nhiu thng li nhanh chóng. Lớp báo chí vì thế kết thúc sớm hơn kế hoạch 2 tháng, để các học viên kịp thời về các địa phương, tiếp tục hoạt động báo chí. Trước khi lên đường về Bình Thuận, ông Thiều qua chào đồng chí Tô Quyên - Thư ký tòa soạn Báo Gii Phóng. Lúc đó, ông Thiu mi hay biết v kế hoạch thành lập Báo Sài Gòn Gii Phóng. Và ông được đề xuất về làm họa sĩ cho báo. Bản thân ông Thiều rất hào hứng với công việc này. Bởi thời gian là sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam ông đã được học phương thức trình bày báo, tạp chí. Ông lại có dịp đến tham quan, học việc tại Báo Nhân Dân ở Hà Nội.

Ngày 24/4/1975, khi nhiều địa phương lân cận Sài Gòn đã giải phóng, ông Thiu nhn được thông báo tập hợp lực lượng sẵn sàng ra Báo Sài Gòn Gii Phóng. Ð chun b cho tờ báo mới, một trong những vấn đề quan trọng là thiết kế hình thức tờ báo. Ông Thiều được giao nhiệm vụ chấp bút cho diện mạo của báo, với những yêu cầu: xác định phong cách trình bày, vị trí nào đưa vào những tin tức quan trọng, chỗ nào dành cho bài xã luận, chỗ nào cho các bài văn hóa, văn nghệ,… Và đặc biệt là vẽ măng sét cho báo. Ông Thiều đã tham khảo các mẫu măng sét từ Báo Nhân Dân, Báo Hà Ni Mi và mt s t báo phát hành tại Sài Gòn thời điểm đó. Vẽ xong bằng chì, ông dán thử từng măng sét đó lên các t market để xem trình bày như vy có phù hp hay chưa. Về măng sét tham khảo font chữ từ Báo Nhân Dân, ông Thiu gửi gắm dụ ý là tờ báo mới này đại din tiếng nói ca Ðng và nhân dân ti min Nam. Và để tạo sự đối xứng giữa Hà Nội và Sài Gòn, Hà Nội có Hà Nội Mới, còn Sài Gòn có Sài Gòn Giải Phóng, ông v thêm mẫu chữ gần giống với Báo Hà Ni Mới. Như vậy chữ “SÀI GÒN” và ch “GIẢI PHÓNG” sẽ cùng một hàng, thay vì trình bày 2 hàng như hiện nay ta thấy. Nhưng nhiều đồng chí không tán thành với 2 mẫu măng sét này. Bởi trên quan điểm của tòa soạn, Báo Sài Gòn Gii Phóng cn s mi m, riêng bit so vi nhng t báo ni tiếng phía Bắc. Ðồng thời, phải tạo sự gần gũi với thẩm mỹ của bà con trong Nam. Nhận được sự góp ý, ông Thiu trình lên cho các đồng chí xem 2 măng sét. Ðiểm chung của 2 mẫu này đều là chữ “SÀI GÒN” được v to, đặt ở hàng trên, và bên dưới viết nhỏ chữ “GIẢI PHÓNG”, rồi đặt trong dải màu hình chữ nhật. Còn nét riêng nằm ở phong cách thể hiện chữ “SÀI GÒN”. Bản thứ nhất được ông da trên phong cách ch Ðc vi đường nét khe khoắn. Bản vẽ này được nhà báo Nguyễn Thành Lê đặc biệt ấn tượng và các đồng chí cũng quyết định lựa chọn mẫu chữ này làm măng sét chính thức cho báo. Còn bản thứ 2 có phần mềm mại, hiện đại hơn, tựa như những tờ báo đương thời ở Sài Gòn. Sau khi thực hiện vài số báo đầu tiên, ông Thiều cùng một số đồng chí quay lại Báo Giải Phóng. Tòa soạn Báo Sài Gòn Giải Phóng sau đó quyết định sử dụng mẫu chữ thứ hai, duy trì đến tận ngày nay. Cuối cùng là xác định hình thức trình bày báo. Với những kiến thức tích lũy từ trước đó, ông Thiều cho hay, ảnh của lãnh tụ phải đặt ở góc trên, hoặc góc dưới, không được để ở giữa. Vì báo thường có xu hướng gấp lại làm đôi, nên nếu đặt ảnh lãnh tụ ở giữa thì nếp gấp sẽ chạy ngang qua ảnh lãnh tụ.

Báo Sài Gòn Giải Phóng số đầu tiên ra ngày 5/5/1975

Hành trình đưa số báo đầu tiên đến tay bạn đọc

Ngày 29/4/1975, các cơ quan của Trung ương Cục miền Nam đều lên đường trở về Sài Gòn. Trưa 30/4, trên dọc đường đi, đoàn của ông Thiều phải dừng lại để nhường đường cho đoàn Quân Giải phóng tiến về Dinh Ðộc lập. Gần đến chiều, khi hay tin đoàn quân đã giải phóng Sài Gòn, đoàn của ông Thiều mới tiếp tục lên đường. Khi đoàn đi đến ngã tư Chuồng Chó (ngã tư Bà Chiểu hiện nay), một mảng nắng chiếu lên tầng 2 của một ngôi nhà đã để lại bao rung động, xúc cm trong tâm hn của chàng họa sĩ trẻ năm đó. Sau 9 năm tham gia kháng chiến trong rừng, mãi cho đến ngày Giải phóng, ông Thiều mới được nhìn thấy hình ảnh này - hình ảnh vốn dĩ ông có thể nhìn thấy thường xuyên khi còn ở Hà Nội trước đây. Bỗng trong ông lại rưng rưng nỗi niềm nhớ về nơi mình sinh sống suốt một thời gian dài. Tối hôm đó, không biết nghỉ ngơi ở đâu, đoàn của ông Thiều mới quyết định nghỉ chân trong một rạp chiếu bóng. Thấy Quân Giải phóng về Sài Gòn, bà con nườm nượp kéo đến, bất chấp thiết quân luật được ban bố lúc bấy giờ, họ đến với những lời hỏi thăm, cùng bao tâm tư, trăn tr v chính sách mi, v vic đối x vi nhng người thuc chế độ cũ hoc tng phc v trong chế độ cũ. Họ còn mang đến rất nhiều món ăn ngon, chứa đựng ân tình của bà con miền Nam, trong lòng các chiến sĩ phn khởi vô cùng. Thế là suốt đêm hôm ấy, các anh chiến sĩ giải phóng quân tiếp chuyện bà con. Hồi tưởng về khoảnh khắc ấy, họa sĩ Vũ Hy Thiều xúc động: “Ðó không chỉ là sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là sự hòa hợp giữa lòng người, tình nghĩa đồng bào”.

Sáng hôm sau, các anh gói ghém li thc ăn được bà con chun bị, tiếp tục lên đường đi tiếp quản tòa nhà trụ sở của Báo Dân Ch thuc chính quyn Sài Gòn cũ, trụ sở tại 174 Hiền Vương (nay là đường Võ Thị Sáu). Khi làm số báo đầu tiên, rất nhiều ký giả kéo đến tòa soạn gửi bài viết. Lượng bài viết tình nguyện gửi tới nhiều gấp ba đến bốn lần so với dung lượng của một tờ báo. Ban biên tập cũng đành chọn ra một số bài viết nhất định. Tuy nhiên, để có th sp xếp va trang báo, ông Thiu vn phi tiếp tc thay thế, cắt tỉa bớt chữ, sao cho không ảnh hưởng đến nội dung toàn bài. Sáng ngày 5/5, ông Thiu ti Tân Minh n quán trên đường Hng Thp T (nay là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) để in báo. Rất thuận tiện trong quá trình làm việc với nhà in, khi mà ông Thiều nắm được kỹ thuật in offset, do được anh chị ruột là cán bộ kỹ thuật tại nhà máy in Tiến Bộ (Hà Nội) hướng dẫn từ khi còn ở Hà Nội. Thế nhưng, một trở ngại khác đến với các cán bộ là khi đã hoàn thành chế bản kẽm để sắp lắp vào máy in, lại nhận được thông báo thay bài viết. Ông Thiều như rơi vào thế khó, khi không biết thay bài viết mới vào đâu, dời bài viết cũ sang vị trí nào cho hợp lý. Có bài viết của Ủy ban Quân quản gửi đến rất muộn, nhưng yêu cầu phải in ngay. May mắn thay, các cán bộ của báo nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các họa sĩ, kỹ thuật viên từ các tòa soạn báo khác giúp đỡ tận tình.

Những tờ báo đầu tiên được in thử vào buổi chiều thành công, anh em tại nhà in vui mừng khôn xiết, rồi cho máy in hàng loạt. Ông Thiều nhặt 2 tờ báo về trước. Ra đến cửa, ông thấy hàng trăm người xúm lại. Có người bán báo đang chờ lấy báo, lại có độc giả vì tò mò mà đến xem. Rất vất vả, ông Thiều mới chen ra bên ngoài được, vì mỗi người đều ngỏ ý muốn xem một chút. Trên đường đi b v tòa son, ông Thiu nghe thy lời bàn tán của nhiều người dân sau khi xem báo: “Giống báo của mình quá”. Là người trình bày tờ báo, ông Thiều làm sao có thể giấu nổi niềm vui sướng, khi người dân cảm thấy tờ báo mới này có sự gần gũi, thân thuộc, tựa như những tờ báo trước đây họ từng đọc qua. Về tới tòa soạn, ông đã truyền đạt lại với nhà báo Nguyễn Thành Lê. “Như vậy là thành công rồi”, 2 đồng chí đồng tình với nhau. Một tờ báo non trẻ với hình thức đẹp mắt, nội dung hấp dẫn đã thành công khi từng bước chinh phục được thị hiếu của độc giả Sài Gòn hin đại. Một tờ báo đầy sức hút như vậy, lượng bài viết gửi đến tòa soạn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chiều ngày hôm sau, báo lại phải ra muộn hơn một chút. 3 ngày sau, báo không thể ra kịp vào buổi chiều, nên chuyển lại lịch phát hành vào sáng hôm sau. Từ đó trở đi, tòa soạn ấn định lịch phát hành báo vào buổi sáng, khác với thông lệ các tờ báo cũ tại Sài Gòn ra vào buổi chiều. Thời gian đầu làm báo tuy vất vả, có khi phải tới 2 giờ sáng mới kết thúc công việc tại nhà in, nhưng tinh thần làm việc của các anh em vẫn luôn hăng say. Ðến năm 1977, họa sĩ Vũ Hy Thiều trở về Hà Nội để theo học tại Trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Sau khi tốt nghiệp vào năm 1981, ông tiếp tục công tác tại Viện Mỹ nghệ, thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thủ công nghiệp Việt Nam.

Sau 50 năm, tờ báo vẫn giữ nguyên tên gọi ban đầu, tiếp tục ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc gần xa. Ðiều này nhắc cho chúng ta luôn nhớ về tờ báo gắn liền với sự kiện lịch sử Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Hình ảnh người dân xếp hàng mua Báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1991. 
Ảnh: SGGP

 

NGUYỄN PHÚC NAM DƯƠNG

Nguồn: Tạp chí VHNT số 601, tháng 3-2025

;