Văn hóa sáng bừng giữa nơi “địa ngục trần gian”

Dẫu trải qua biết bao trận tra tấn dã man nơi ngục tù ác liệt, nhưng dưới chế độ lao tù của chính quyền Sài Gòn những nữ tù chính trị vẫn sáng ngời bản lĩnh người chiến sĩ Cộng sản kiên trung. Đặc biệt, những giá trị văn hóa tốt đẹp vẫn được gieo mầm, nảy nở giữa nơi sỏi đá khô cằn. Đến nay, đã 50 năm kể từ ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhưng ký ức về những ngày học tập, sinh hoạt dưới sự áp bức của nhà lao vẫn còn in sâu trong tâm trí những bông hồng thép bất khuất. Thay vì gọi là “bà”, tác giả bài viết xin được thân thương gọi họ là “cô”. Bởi đã nửa thế kỷ trôi qua, người phụ nữ năm nay đã ngoài thất tuần vẫn hừng hực nhiệt huyết như những cô gái thuở đôi mươi.

Tạp chí LIFE ra ngày 17/7/1970 đã phơi bày tội ác về chuồng cọp ở nhà tù Côn Đảo trước mắt công chúng quốc tế - Ảnh: TL

 

Lòng tưởng nhớ tiếp thêm tinh thần kháng chiến

Bên trong Trại giam Chí Hòa (nay ở quận 10, TP.HCM), những tên quân cảnh dưới chế độ ngụy quyền thường ép những người chiến sĩ Cộng sản phải chào cờ chế độ của chúng và xé cờ Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cô Phan Thị Bé Tư (sinh năm 1948) kể lại, có nhiều anh em vì nhiệm vụ, để nm được thông tin mật hoặc lấy được thuc cha bnh cho đồng đội, đã min cưỡng làm theo mệnh lệnh của chúng.

Trước khi bị đày ra Côn Ðảo, cô Tư từng bị giam trong khám Chí Hòa. Về đây được vài ngày thì hay tin Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, cô Tư cùng các chị em không khỏi xúc động. Nhưng những người chiến sĩ không để sự đau thương làm mờ đi ý chí quyết tâm. Các chị em bảo nhau cắt miếng vải nhỏ ở áo làm khăn tang. Chiều hôm đó, hơn 300 nữ tù chính trị ra sân tập trung, mỗi người trên đầu đều đeo một dải khăn trắng. Khung cảnh lúc đó được cô Tư mô tả lại trông như đàn bướm trng. Và đàn bướm trắng ấy như muốn cố gắng truyền đi thông điệp tới các anh em bị giam ở khu bên kia rằng: “Mấy anh ơi, Bác Hồ mất rồi. Bây giờ chị em chúng tôi để tang Bác, mai này chúng tôi sẽ làm lễ truy điệu Bác”. Ðáp li tín hiu ấy, bên khu giam giữ nam giới cũng có mấy người thanh niên lập bàn thờ Bác.

Hòng đàn áp tinh thần của các nữ tù, bọn cai tù mới đuổi các cô, các bà vào buồng giam. Nhưng các bà, các cô kiên quyết không chịu vào. Vì bất lực, bọn chúng mới dùng chiêu thức hèn mọn - cho 30 nam thanh niên tù thường phạm, ở độ tuổi 25-26, khỏa thân xông vào sân nơi các nữ tù đang đứng. Những tưởng khi nhìn thấy hình ảnh phản cảm ấy, các nữ tù sẽ ngại mà chạy hết vào phòng. Vậy mà, không ai bàn với ai, các nữ tù tự có ý thc không xê dch mt bước chân. Các thanh niên đứng dàn bên ngoài, nhường chỗ cho các dì ngoài 50 tuổi vào phía trong để bảo toàn sức lực. Thế rồi, sẵn cát, đá dưới đất, các chị em mới bốc lên, ném túi bụi vào đám thường phạm quấy nhiễu. Mấy mươi thanh niên trai tráng ấy thế mà phải ôm đầu b chạy. Sau khi sử dụng đủ mọi biện pháp đàn áp nhưng không khuất phục được các nữ tù, ngay đêm đó, chúng ném lựu đạn cay vào phòng giam. Hàng lot ch em ngạt hơi cay đến mc ngất xỉu, sau đó chúng đưa lên tàu, chở ra Côn Ðảo. Qua lời kể của cô Tư và cô Lê Tú Cẩm (sinh năm 1947), nhà tù Côn Ðảo vốn dĩ không dành cho phụ nữ. Nhưng do các chị em bị giam trong đất liền “quậy” quá nên bọn chúng mới đưa ra ngoài đảo xa, nhằm làm suy yếu ý chí chiến đấu.

Ngày 15/5/1975, gần 2.000 cán bộ chiến sỹ cách mạng bị giam ở Côn Đảo được trở về đất liền. Ảnh: Quang Khanh (TTXVN)

 Bà Trương Mỹ Hoa trước mộ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu ngày 26/9/2019. 
Ảnh: Nguyễn Á

 Bà Phan Thị Bé Tư ôm lấy du khách sau khi kể về câu chuyện chiến đấu trong một dịp trở lại di tích Nhà tù Côn Đảo. 
Ảnh: Nguyễn Á

Tỏa hương sắc giữa nơi đảo xa nắng và gió

Sau những giờ phút đấu tranh căng thẳng, các chiến sĩ càng nhận thức sâu sắc rằng việc bồi dưỡng tri thức là vô cùng quan trọng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Bởi mỗi người đều khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những câu thơ: “Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần càng phải cao” (Nhật ký trong tù). Xiềng xích nơi ngục tù chỉ giam hãm được thân th, nào có thể trói buộc được tinh thần người Cộng sản anh dũng. Những người phụ nữ ấy luôn nỗ lực xóa nhòa ranh giới giữa cuộc sống tù đày và cuộc sống tự do. Những chị từng học tú tài, đại học sẽ dạy chữ, dạy kiến thức cơ bản cho các em ít tuổi. Còn các dì tng làm lãnh đạo khi hot động cách mng bên ngoài, lại dạy chính trị cho các nữ thanh niên. Số lượng người có thể dạy chính trị thường không nhiều, nên thường là 3-4 phòng cùng học với nhau. Các chị em đọc đồng thanh thật lớn để cho những người ở phòng bên cạnh nghe thấy và đọc theo. Chính nhờ những kiến thức được học từ trong tù, sau này khi hòa bình, tham gia vào các lớp học bổ túc, việc học tập của các cựu tù chính trị tiến bộ rất nhanh. Thấy vậy, bọn cai tù đứng từ trên chuồng cọp, mùa lạnh thì dội nước qua song sắt, mùa nóng thì trùm chăm phủ kín song sắt để gây ngạt thở. Thậm chí, lấy cây sào chọc cho trầy xước da đầu các chiến sĩ. Thế nhưng, càng bị tra tấn, các chị em lại càng hăng hái học tập hơn, càng đọc lớn hơn. Trong mỗi chuồng cọp có một cái thùng gỗ trét keo xung quanh, để các tù nhân đi cầu, mà không bị tràn chất thải ra ngoài. Hết một ngày, mới được ra ngoài đổ thùng cầu. Tranh thủ lúc đi đổ cầu, các nữ tù nhặt vội những mảnh gạch vụn trên lối đi, giấu vào trong phòng giam để viết lên tường, sàn, thay cho phấn.

Các chị em còn mang đến niềm vui cho riêng mình bằng việc tổ chức những buổi giao lưu văn nghệ. Các ch văn công thường chỉ cho đồng đội các bài hát, điệu múa, có cả những vũ điệu của đồng bào dân tộc thiểu số. Ð ri, những câu hát cách mng như xuyên thủng những bức tường kiên cố trong chuồng cọp, ngân nga trầm bổng trong không gian vốn u uất. Khi đó, cô Tư thường cùng với các chị em hát những bài như Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Kết đoàn… Táo bạo hơn, các nữ tù còn sáng tác và hát với nhau những khúc ca phản đối, chống chính quyền Sài Gòn. “Không cho chúng nó đánh, không cho chúng nó thoát, chúng bay không có đường ra”, trong ký ức của cô Tư còn lưu lại ít nhiều hình dung về lời ca năm đó các chị em cùng cất lên. Cay sống mũi khi nghe ca từ như vậy, bọn cai tù mới quát lớn: “Tụi bay trong tù, tao còng chân tụi bay, mà tụi bay mất dạy vậy đó”.

Các cựu tù chính trị đem theo bao kỷ niệm trong ngày trở lại Côn Đảo. 
Ảnh: Nguyễn Á

Niềm rạng rỡ hiện lên trên gương mặt của những cựu tù bất khuất. 
Ảnh: Nguyễn Á

 

Ở quy mô hoành tráng hơn, sau nhiều buổi tập luyện, các nữ tù còn tổ chức những đêm diễn văn nghệ với nhiều tiết mục được chuẩn bị công phu. Giờ đây hồi tưởng lại, cả cô Tư và cô Cẩm đều đồng tình rằng số ca sĩ, diễn viên còn đông hơn cả khán giả. Cô Tư cười, nói: “Ðó là ca “sỉ” (sĩ), chứ không phải ca “lẻ” nữa”. Dù trong điều kiện khó khăn, nhưng để phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả, các nghệ sĩ vẫn cố gắng sửa soạn trang phục sao cho tươm tất nhất. Trang phục biểu diễn thì sẵn có đồ gì, các nữ tù đều tận dụng và sáng tạo thêm cho sinh động về phần nhìn. Kể như lúc vào vai Ngọc Hoàng, các ch em lồng hai ống quần vào 2 tay, để tạo thành dáng áo có tay thụng. Quần áo chuẩn bị cố gắng tươm tất nhất có thể, thì diện mạo cũng không thể cẩu thả. Ðđồ trang đim, các nữ chiến sĩ thường giả vờ khai có bệnh để xin được những viên thuốc với màu đen, đỏ. Viên thuốc màu đen được các chị em nghiền ra, hòa với một chút nước để tô chân mày. Còn má đỏ, môi hồng thì lấy từ lớp áo màu đỏ bên ngoài viên thuốc, để bôi lên môi, thoa lên má. Bị giam cầm trong chuồng cọp chật chội, các nữ tù chính trị phải đấu tranh quyết liệt mới giành được quyền ra sân phơi nắng. Tranh thủ lúc ra ngoài, các đồng chí nhặt vỏ bao thuốc lá có bề mặt láng, phản quang và vỏ kẹo có màu xanh, đỏ. Họ đem về làm phụ kiện trang trí cho trang phục biểu diễn. Vốn dĩ, ngay từ khi bị giam giữ ở trong nhà tù ở đất liền, các tù chính trị cũng đã tổ chức sinh hoạt văn nghệ. Song đến khi bị bắt ra Côn Ðảo, sinh hoạt văn nghệ lại càng sôi nổi hơn.

Bên cạnh những lúc ca hát, học văn hóa, thì các chị em còn hướng dẫn nhau thêu thùa. Thời gian còn bị giam giữ ở trong đất liền, người nhà thường gửi cho tù chính tr ít vi màu khi vào thăm nuôi. Ðến khi ra Côn Ðo, không còn chính sách thăm nuôi, các chị em vẫn tiếp tục tận dụng những tấm vải đem theo từ trước đó. Ri h rút tng si ch đã dt thành vi ra, li xin được nhng cây kim t các y sĩ có lòng giúp đỡ và cùng nhau thêu. Bn thân cô Tư cũng thêu được rt nhiu bc tranh đẹp, và để dành làm quà tặng cho bạn tù vào dịp trở về đất liền. Trong số đó, có mt bc có hình bông hng cùng dòng ch Ðt nước thanh bình, gia đình hnh phúc, hin đã trao tng cho di tích Nhà tù Côn Ðo, làm hin vt trưng bày. Sống trong những năm tháng gian khổ, có ai là không có chung niềm mong muốn như cô Tư. Và để niềm mong muốn ấy thành hiện thực, biết bao anh hùng đã gồng mình chiến đấu, có khi bỏ lại tính mạng, tuổi xuân của mình nơi đảo xa. Suốt 50 năm qua, những nữ cựu tù chính trị vẫn tiếp tục cống hiến cho đất nước qua những công việc thường nhật và những nghĩa cử cao đẹp. Họ cũng trao truyền tinh thần bất khuất cho thế hệ hôm nay qua những câu chuyện kể vô giá.

Những câu chuyện về lòng anh dũng, bất khuất tiếp tục được trao truyền cho thanh niên trẻ Việt Nam. 
Ảnh: Nguyễn Á

 

LINH CHI

Nguồn: Tạp chí VHNT số 601, tháng 3-2025

 

;