• Xây dựng đời sống văn hóa > Du lịch

Quảng bá văn hóa bản địa qua hoạt động homestay

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Đạ Nhim, xã đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt, mô hình kinh doanh homestay kết hợp quảng bá các sản phẩm văn hóa bản địa đến với khách du lịch của đôi vợ chồng công chức trẻ Nguyễn Thư Bính (thôn Đạ Blah) đang trở thành hiện tượng rất thú vị...

Du khảo ở Vườn quốc gia Núi Chúa

Về miền Trung biển xanh cát trắng, cảnh quan kỳ vĩ, thơ mộng để đến với Ninh Thuận, hứa hẹn sẽ là chuyến đi nhiều hứng khởi, thú vị. Ninh Thuận là một miền đất có những vùng thổ nhưỡng rất độc đáo mà không phải nơi nào cũng có, như: đồng bằng, rừng khô hạn, đồi cát, biển, đèo, núi cao. Đây cũng là vùng đất có lượng mưa hằng năm ít nhất Việt Nam (700mm).

Trà Vinh - gắn du lịch với bảo tồn văn hóa đồng bào Khmer

Trà Vinh là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm hơn 32%), có 142 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer với kiến trúc độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào bản địa; có các lễ hội truyền thống của người Khmer như Lễ hội Ok Om Bok, Sene Đolta, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay; trong đó, Lễ hội Ok Om Bok được Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây là điều kiện để tỉnh Trà Vinh phát triển loại hình du lịch văn hóa và tâm linh.

Tiềm năng du lịch của tranh dân gian làng Sình

Trong dòng chảy chung của nền văn hóa đất Việt, tranh dân gian làng Sình xứ Huế từ lâu đã hiện diện như một bức tranh sống động, đầy thi vị, góp phần làm phong phú truyền thống văn hóa tín ngưỡng của vùng đất cố đô, in đậm bản sắc văn hóa dân gian trong đời sống tinh thần của người dân xứ Huế và một số tỉnh thành lân cận.

Lâm Đồng nỗ lực phục hồi, phát triển du lịch

Sau thời gian dài “ngủ đông” do đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, những tháng đầu năm 2022, khách du lịch thập phương đã trở lại tham quan Đà Lạt - Lâm Đồng khá đông. Để phát triển du lịch thích ứng tình hình mới, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch về phục hồi, phát triển du lịch trong năm 2022. Sở VHTTDL và các ngành chức năng có liên quan cũng khẩn trương “vào cuộc”.

Buôn Đôn: Linh thiêng và huyền bí

Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và không ngừng phát triển. Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ, kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóa rực rỡ, kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc, chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Những giá trị văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc miền đất Tây Nguyên đã góp phần tạo nên nền văn hóa rực rỡ đó của dân tộc.

Khơi dậy tiềm năng du lịch thành phố Trà và Tơ lụa Bảo Lộc

Bảo Lộc là một “vùng đệm” khá quan trọng trong tương quan phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Cùng với các huyện phía Nam, Bảo Lộc đang phát huy vai trò, lợi thế của vùng cửa ngõ đón du khách đến với Lâm Đồng. Ngoài việc được thiên nhiên ban tặng về khí hậu, cảnh quan thì sự cần cù, lao động sáng tạo của nhiều thế hệ con người trên mảnh đất B’Lao - Bảo Lộc trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đã xây đắp nên một thành phố Bảo Lộc hôm nay, thành phố có thương hiệu trà B’Lao và tơ lụa Bảo Lộc nổi tiếng trong nước và thế giới. Đây chính là nguồn lực để động viên nhân dân Bảo Lộc nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để xây dựng thành phố Bảo Lộc phát triển toàn diện và bền vững, trở thành đô thị sinh thái, đô thị hạt nhân phía Nam Tây Nguyên và sớm trở thành đô thị loại hai.

Thi vị Tam Đường

Tam Đường sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên và là điểm đến lý tưởng của những du khách yêu thích du lịch mạo hiểm, khám phá bản sắc văn hóa của các tộc người, cũng như tận hưởng cuộc sống bình yên nơi miền sơn cước.

Du Xuân đất cổ Luy Lâu

Theo truyền thuyết, tục đón Tết của dân ta còn lưu giữ đậm nét nhất chính là sự tích “Bánh chưng bánh dày” thời Hùng Vương. Còn trong thư tịch cổ thì tục đón Tết được ghi lại sớm nhất vào thời Sĩ Nhiếp làm thái thú, đóng trị sở ở Luy Lâu. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Nước ta thông thi thư, tập lễ nhạc là bắt đầu từ thời Sĩ Vương”. Sĩ Nhiếp cai trị từ năm 185 đến năm 225. Thời kì này,nhà Hán suy yếu đang loạn Tam Quốc nhưng phần đất của Sĩ Nhiếp cai trị vẫn yên ổn phát triển suốt mấy chục năm. Lễ Tết, hội hè vùng Luy Lâu bấy giờ bề thế, nền nếp và được coi là mẫu mực cho các địa phương khác.

Có một “Bảo tàng di sản - thiên nhiên” ở xứ Thanh: Điểm Du lịch - Văn hóa hấp dẫn!

“Bảo tàng di sản - thiên nhiên” này mang tên Không gian văn hóa Việt có diện tích khoảng 16.000m2, tọa lạc tại địa chỉ số 01 Cù Chính Lan, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa. Không gian Văn hóa Việt hội tụ những sản phẩm văn hóa đặc sắc: nhà vườn, cây cảnh, đá ngọc, cổ vật… được sưu tầm từ khắp mọi miền đất nước, tổ chức trong một không gian xanh hết sức gần gũi.

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tìm hướng vượt khó trong đại dịch

Theo thống kê, hiện nay toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có trên 2.490 cơ sở lưu trú. Tuy nhiên, du lịch lại là lĩnh vực chịu tác động đầu tiên và thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Nhiều địa phương và doanh nghiệp miền Tây Nam Bộ đang cố gắng tìm những giải pháp nhằm gượng dậy ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh...

Khám phá mô hình du lịch “homestay” tại Tràm Chim

Điểm “homestay” này được ông Nguyễn Bé Tư đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng “ngôi nhà chung” trên mảnh vườn rộng 3.000m2 trong tổng diện tích 4 hecta đất khép kín trồng lúa, sen kết hợp nuôi cá. “Ngôi nhà chung” được thiết kế 9 phòng, đảm bảo đón tiếp 50 người đến tham quan, trải nghiệm… Đồng thời, trên ruộng trồng sen, ông Bé Tư còn cất nhiều nhà sàn trên cọc, với các phòng thoáng rộng, xinh xắn, đầy đủ tiện nghi… để đón du khách.