• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

VAI TRÒ CỦA CỔ MẪU TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

Carl Jung (1875 - 1961), nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, người sáng lập tâm lý học phân tích là một nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới với tư cách một người đề xuất và giới thiệu nhiều khái niệm mới trong khoa học tâm lý. Rất nhiều những thuật ngữ như hướng nội, hướng ngoại, vô thực tập thể, phức cảm, cổ mẫu... đã được những người bình thường biết đến và trở thành những khái niệm cơ bản mỗi khi ai đó muốn đề cập đến lý thuyết tâm lý học phân tích của ông. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin trình bày một vài điểm căn bản về khái niệm cổ mẫu, vốn được coi như hạt nhân của tâm lý học phân tích, trên cơ sở công trình của những người đi trước.

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, VĂN HÓA DOANH NHÂN VIỆT NAM

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, vai trò của các doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân ngày càng được đề cao và coi trọng. Vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân nổi lên như một yêu cầu cấp thiết, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực hội nhập, khả năng cạnh tranh, khẳng định uy tín, hướng tới phát triển bền vững. Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ phát huy vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Apple, Toyota, Sony, Samsung, IBM, Audi, Nike... là một số ví dụ về các mẫu hình doanh nghiệp như vậy. Văn hóa doanh nghiệp là chất keo dính kết nối các thành viên trong công ty, thúc đẩy họ nỗ lực sáng tạo, cống hiến, đóng góp vào sự phát triển chung. Văn hóa trở thành nhân tố then chốt tác động tới mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ tổ chức, quản lý, điều hành đến phong cách lãnh đạo, cách ứng xử của nhân viên, các quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có môi trường làm việc năng động, sáng tạo, dân chủ, được điều hành bởi những doanh nhân tài năng, có tầm cao văn hóa luôn là những doanh nghiệp có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng và toàn diện như hiện nay, phát triển kinh tế, xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực VHTTDL là vấn đề luôn được coi trọng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, phát triển bền vững phải gắn liền với cơ chế đào tạo nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực. Cơ chế phát triển xã hội hoạt động hữu hiệu khi biết kết hợp yếu tố bên trong với yếu tố bên ngoài, phải do con người và vì con người.

VẤN ĐỀ DÂN TỘC QUA VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XII

Vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc là những nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với các quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Giải quyết những vấn đề có liên quan đến dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước và uy tín, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Chính vì vậy, việc nhận thức đúng đắn, linh hoạt vấn đề dân tộc cũng như thực hiện đúng chính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Điều này chẳng những góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc vững mạnh mà còn nâng cao sức mạnh quốc phòng, an ninh của đất nước.

XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Đối với một quốc gia, nền hành chính được xây dựng dựa trên bốn cột trụ chính: Thể chế hành chính, tổ chức bộ máy chính phủ từ trung ương đến địa phương, vấn đề nhân sự hành chính, tài chính công. Trong bốn cột trụ này, việc xây dựng một đội ngũ nhân sự hành chính có đạo đức, tài năng là vấn đề tốn nhiều công sức và có tính chất lâu dài nhất.

NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT

Chưa bao giờ gia đình Việt Nam lại có điều kiện thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, tự chủ mạnh mẽ về kinh tế, đời sống tinh thần, phát triển trí tuệ cá nhân như hiện nay. Tuy nhiên, cũng chưa bao giờ gia đình Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, biến động mạnh mẽ do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại như những năm gần đây. Những thay đổi đó xuất phát từ việc các giá trị truyền thống trong văn hóa gia đình đang bị nhìn nhận lại theo nhiều góc độ khác nhau. Sự lệch chuẩn so với truyền thống đang tạo nên những đánh giá trái chiều, đòi hỏi cần được nghiên cứu, phân tích, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới của xã hội Việt Nam. Gia đình Việt Nam hiện đại không tránh khỏi sự xáo trộn trước xu thế chia tách cấu trúc nhất thể của gia đình truyền thống thành đa cấu trúc, đa khuôn mẫu. Trong đó, sự đòi hỏi phải thỏa mãn quyền lợi cá nhân và tư tưởng bình đẳng đang là những thay đổi gây tác động đa chiều nhất. Một trong những thay đổi khá rõ rệt, đang tác động mạnh đến mỗi gia đình người Việt chính là những thay đổi trong giáo dục gia đình.

VĂN HÓA DÂN GIAN VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

Nghiên cứu về vấn đề văn hóa dân gian với phát triển du lịch được nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đề cập đến trong một số công trình như Du lịch di sản (Dallen J.Timothy and Stephan W.Boyd, 2002), Du lịch văn hóa: mối quan hệ giữa quản lý du lịch và quản lý di sản văn hóa (Bob Mekercher, Hilary, 2002), Đề cương nhân loại học du lịch Trung Quốc (Cao Lộ Gia, 2004), Đa nguyên văn hóa và du lịch dân tộc thiểu số (Dương Tuệ, 2011), Giá trị của lễ hội dân gian các tộc người Tây Nguyên, nhìn từ văn hóa du lịch (Nguyễn Văn Bổn, 2011), Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ bảo tồn lễ hội cung đình tại Việt Nam và Nhật Bản (Lê Thị Kim Oanh, 2010), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch (Dương Văn Sáu, 2004)… Các công trình nghiên cứu này đề cập đến vai trò, giá trị, tài nguyên văn hóa dân gian với phát triển du lịch, vấn đề quản lý di sản trong bối cảnh phát triển du lịch… nhưng không nghiên cứu văn hóa dân gian là sản phẩm của du lịch. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi tập trung phân tích các loại hình văn hóa dân gian với vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch cũng như các nguyên tắc kế thừa, xây dựng sản phẩm, các điểm du lịch hấp dẫn.

BÀN VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH

Ngày 30-9-2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) đã công nhận không gian văn hóa quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của quan họ Bắc Ninh trong xã hội hiện nay đòi hỏi chúng ta cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về những vấn đề xung quanh nó.

XÂY DỰNG NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam, vấn đề xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và nhất là các thế hệ sinh viên đặc biệt quan tâm. Vì vậy, cần nhận thức đúng vị trí, vai trò của sinh viên trong xã hội, khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của việc xây dựng nhân cách sinh viên. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế cũng là quá trình xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện đại.