• Diễn đàn văn hóa > Ý kiến trao đổi

Văn hóa Việt Nam đương đại, một góc nhìn

Công cuộc đổi mới đất nước đến nay đã có một khoảng thời gian gần 30 năm kinh nghiệm để từ đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhìn lại tiến trình xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bước sang TK XXI, đặc biệt là từ năm 2014, đất nước ta bước vào giai đoạn tăng tốc cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, diện mạo văn hóa Việt Nam đã có những đổi thay đáng kể.

VĂN HÓA ỨNG XỬ, NÓI THÊM NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI

Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.

VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC GIỮ GÌN DI SẢN

Bảo tồn các di sản văn hóa không đơn thuần chỉ là giữ nguyên hiện trạng của di sản, hay bảo tồn các yếu tố của nền văn hóa ở nguyên một trạng thái. Với tư cách là những biểu thị giá trị của cộng đồng dưới con mắt của chính cộng đồng đó, di sản văn hóa không bị giới hạn ở việc biểu thị một văn hóa của một thời kỳ lịch sử nhất định.

HỆ TƯ TƯỞNG THỜI LÊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI

Thời Lê là một giai đoạn lịch sử có diễn biến phức tạp cả về chính trị xã hội và hệ tư tưởng. Qua các nguồn sử liệu, chúng ta nhận thấy rằng, trong thời kỳ nhà Lê cực thịnh (1428-1527), Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của vương triều và phổ cập trong đại bộ phận dân cư làng xã.