• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT TRANG SỨC ĐÔNG SƠN

Nghệ thuật trang sức Đông Sơn chứa đựng những giá trị riêng biệt, đặc sắc của văn hóa Việt. Trong bài này, chúng tôi đề cập vài nét về nghệ thuật trang sức Đông Sơn trong tương quan ít nhiều với Trung Hoa và Champa, để từ góc độ nghệ thuật, chúng ta nhìn thấy rõ hơn những tương đồng và khác biệt của nghệ thuật trang sức ở và các nền văn hóa này.

DI SẢN VĂN HÓA TÂM LINH Ở LÀNG VIỆT YÊN

Trong đời sống văn hóa ở nông thôn miền Bắc xưa, văn hóa tâm linh giữ vai trò quan trọng, không chỉ đáp ứng đời sống tinh thần của cư dân địa phương mà còn góp phần vào việc quản lý làng xã, xã hội theo một trật tự đã quy định. Làng Việt Yên xưa, có tên nôm là làng Vác, tên cổ là An Việt trang (sau đổi là Yên Việt trang, trang Việt Yên) thuộc tổng Canh Nông, huyện Diên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam. Ở làng, các di sản văn hóa tâm linh như cầu Kênh, miếu Cả Đoài, miếu Tư Chính, miếu Tư Nhất, miếu Thượng Đông, vườn Mơ, thành nhà Mạc… đã gắn với kỷ niệm của bao thế hệ người làng Việt Yên, Ngũ Đoài, Ngũ Đông, Duyên Nông và bà con trong xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO THANH NHẠC CHUYÊN NGHIỆP

Sự nghiệp đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam đã phát triển gần 60 năm với những thành tựu nổi bật về cả đào tạo, biểu diễn và nghiên cứu. Tuy nhiên, trước những định hướng đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam cần phải có những thay đổi đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập thế giới.

TẠO HÌNH TRANG PHỤC PHỤ NỮ KINH BẮC TRUYỀN THỐNG

Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á với nền văn minh lúa nước, ngay từ thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước, người Việt đã có những thiên hướng nghệ thuật riêng biệt. Ngoài những loại hình nghệ thuật phổ biến như tuồng, chèo, cải lương,…còn có một loại hình nghệ thuật nữa, âm thầm phát triển, không quá phô trương nhưng để lại rất nhiều tác phẩm mang giá trị lâu dài với thời gian: đó là nghệ thuật tạo hình dân gian. Nghệ thuật tạo hình có ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của con người như các công trình kiến trúc, phù điêu, tượng…và đặc biệt là trang phục. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, trang phục Việt đã có những thay đổi theo tiến trình phát triển của thời trang thế giới nhưng chúng ta không thể nào quên được hình ảnh trang phục của người phụ nữ Kinh Bắc xưa, một hình ảnh vừa thướt tha, kín đáo, vừa đoan trang, dịu dàng nhưng lại chứa đựng những giá trị nghệ thuật vô cùng to lớn.

NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ AN HOẠCH

Làng An Hoạch ven thành phố Thanh Hóa là một trong những làng cổ xưa nhất của vùng đồng bằng sông Mã, và nghề chế tác đá nơi đây là một trong những nghề thủ công có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Sự xuất hiện của nghề chế tác đá An Hoạch có mối liên hệ mật thiết với truyền thống chế tác đá của cư dân đồng bằng sông Mã từ thời kỳ nguyên thủy, đến TK X bắt đầu định hình rõ nét và phát triển liên tục cho đến ngày nay. Mỗi bước phát triển của nghề này đều gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Không những thế, nó còn có sức lan tỏa, tác động đến sự hình thành và phát triển của nhiều làng nghề chế tác đá nổi tiếng ở những vùng miền khác như Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Ninh Vân (Ninh Bình).

QUAN ĐIỂM VỀ TÔN GIÁO TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn xác định tôn giáo là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, có tính xuyên suốt trong toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Mọi chủ trương, chính sách luôn dựa trên nguyên tắc cơ bản là “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển”. Trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới - nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, thực hiện công tác tôn giáo nhằm phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

TÌM CÁ TÍNH RIÊNG TRONG THỀ GIỚI MỸ THUẬT CHẬT ĐẦY

Với chủ đề Ký ức và ước mơ, triển lãm mỹ thuật quốc tế Bắc Kinh lần thứ sáu (the 6th Bejing international art biennale – BIAB 6) tuyển chọn trưng bày 685 tác phẩm của nghệ sĩ đến từ 96 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong số 18.368 sáng tác gửi đến đăng ký tham dự, con số lớn nhất đăng ký tham gia BIAB từ trước đến nay. 9 nghệ sĩ Việt Nam có tác phẩm được chọn trưng bày trong sự kiện này (1).

LỄ HỘI QUẾ NĂM 2015

Có một lễ hội được tổ chức vào dịp trung tuần tháng 8 âm lịch, cùng với lễ rước đèn, lễ đón trăng truyền thống của người Dao để đón mùa thu, mang đầy hương sắc vùng cao và cả những hương vị đậm đà, đặc trưng của sản vật địa phương. Lễ hội quế, là một hoạt động được người dân tộc Dao tổ chức ra nhằm tôn vinh cây quế, một loại cây công nghiệp, đặc sản của Văn Yên. Đồng thời, còn là việc định hướng phát triển cho việc trồng, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm quế địa phương. Đây là lễ hội lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Văn Yên, Yên Bái, không những chỉ tích hợp những nét đặc sắc riêng có của đồng bào dân tộc Dao nơi đây, mà còn mang đến những sản vật địa phương làm từ cây quế thơm nồng, một đặc sản độc đáo của vùng đất này.

ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT NHÂN QUẢ ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN

Phật giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại, và khi du nhập vào Việt Nam đã có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân. Một trong những nội dung căn bản có sự ảnh hưởng lớn là triết lý về luật nhân quả. Luật nhân quả trong triết học Phật giáo ảnh hưởng đến nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ, ý chí, nhu cầu, niềm tin và cách ứng xử trong hoạt động, quan hệ xã hội ở từng dạng thức hoạt động thuộc đời sống tinh thần người dân Việt Nam.

BẢN HỘI ĐẠO MẪU QUAN NIỆM VÀ LOẠI HÌNH

Mặc dù bản hội đạo Mẫu đã xuất hiện từ xa xưa, nhưng dường như chưa có nguồn tư liệu nào minh định rõ ràng khái niệm này, hay đưa ra cái nhìn tổng quan về các loại hình bản hội. Bài viết dựa trên những nguồn tư liệu thứ cấp, chú trọng các nguồn tư liệu điền dã có được từ việc thực hiện phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu nhiều thành viên trong các bản hội đạo Mẫu ở một số địa bàn tại Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên… để minh định khái niệm và phân loại bản hội. Việc minh định khái niệm, phân loại bản hội đạo Mẫu có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu tín ngưỡng này từ góc nhìn cộng đồng người thực hành nghi lễ, bổ khuyết cho những khoảng trống về nghiên cứu đạo Mẫu vốn thường chỉ tập trung vào nghi lễ, lễ hội, giá trị…