• Thông tin tư liệu > Thường thức hỏi đáp

Hàm Rồng: điểm hội tụ của núi - đồng bằng - ven biển

Những địa danh có sự hội tụ đầy đủ ba yếu tố: núi, đồng bằng, biển rất hiếm ở nước ta. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu về phong thủy, những địa danh như vậy được xem là vùng đất linh, sản sinh ra nhiều nhân kiệt. Hàm Rồng là một địa danh hội tụ các yếu tố như vậy.

Hướng đến cuộc sống an vui từ góc nhìn Jataka

Jataka hay Truyện tiền thân của Đức Phật, được kiết tập dưới hình thức kinh điển Phật giáo. Sự ảnh hưởng, truyền bá của Jataka lan tỏa sâu rộng trên phạm vi thế giới. Jataka thuộc hệ thống kinh điển Phật giáo, phát triển ở cả hai hệ phái Phật giáo Nam tông và Bắc tông. Nếu Bắc tông chỉ chấp nhận đây là những câu chuyện về tiền thân Đức Phật thì Nam tông lại công nhận nó là một bộ phận của Kinh tạng. Số lượng 547 mẫu điển truyện kể dân gian được các đệ tử của Đức Phật tập hợp, biên soạn, hoàn thiện qua nhiều thế kỷ là minh chứng cho tầm quan trọng của Jataka trong công cuộc truyền bá Phật giáo.

Không gian văn hóa làng Đàm Xá

Đàm Xá là quê hương của thiền sư Nguyễn Minh Không. Về mặt đời thực, ông sống qua TK XI và XII (1065-1144), nhưng về mặt văn hóa và tín ngưỡng, huyền tích, huyền thoại, danh tiếng của ông còn mãi với thời gian. Bài viết này góp một cách giải mã không gian văn hóa vùng Đàm Gia Loan, Đàm Xá, Điềm Giang xưa, nơi được biết đến với câu “Đại Hữu sinh vương, Điềm Giang sinh thánh” (1), nay nằm trên địa phận của hai xã Gia Tiến và Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Giá trị độc đáo của chùa Tiêu

Chùa Tiêu, tỉnh Bắc Ninh, còn gọi là chùa Thiên Tâm hay chùa Ba Sơn, từ lâu đã trở thành một danh lam cổ tự, thu hút sự chú ý và chiêm bái của du khách, phật tử cả nước, bởi ngôi chùa gắn với các nhân vật lịch sử nổi tiếng như thiền sư Lý Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, thiền sư Như Trí. Ngoài ra, nơi đây còn bảo lưu nhiều tài liệu khảo cổ học và sách Phật giáo có giá trị.

Hát bội Đào Tấn ở các lăng cá ông

Hát bội là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam, được hình thành vào TK XIII ở miền Bắc, phát triển rực rỡ vào TK XIX ở miền Trung và suy yếu vào đầu TK XX. Đến nay, hát bội đã được nhà nước quan tâm đúng mức và đang dần khôi phục. Hiện nay, ở Việt Nam có ba phong cách hát bội chính: phong cách hát bội miền Bắc, phong cách hát bội miền Nam và phong cách hát bội miền Trung. Hát bội Đào Tấn (hát bội Bình Định) là tên gọi của dòng hát bội tiêu biểu ở miền Trung. Cụ Đào Tấn (1845 - 1907) là người góp công rất lớn trong việc hình thành dòng hát này ở Bình Định, được lưu truyền đến hôm nay.

Sự biểu hiện của cái đẹp trong lĩnh vực nghệ thuật

Con người đồng hóa thế giới theo nhiều quy luật khác nhau, trong đó có quy luật của cái đẹp. Mác đã khẳng định rằng, trong bất cứ một ngành sản xuất vật chất nào, con người cũng đều sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Nhờ có cái đẹp mà con người không mất đi lòng tin vào cuộc sống, chân lý. Cái đẹp luôn là khát khao vươn tới của con người. Bởi vậy, trong lịch sử tư tưởng mỹ học, cái đẹp là phạm trù thẩm mỹ xuất hiện sớm nhất và luôn được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, là điểm tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về thẩm mỹ.

Xu hướng thời trang dạo phố năm 2019 - 2020.

Ngày nay, thời trang không ngừng biến đổi với xu thế chung của xã hội và trang phục dạo phố cũng luôn đổi mới để phù hợp với đối tượng sử dụng, phù hợp với kinh tế, xã hội và con người. Thời trang dạo phố là một “kiểu” trang phục được con người sử dụng phổ biến, thịnh hành trong một khoảng không gian, thời gian nhất định. Tính chất của thời trang dạo phố là trang phục đề cao sự tiện dụng, thoải mái, cơ động phù hợp với các buổi gặp mặt, giao lưu bạn bè, các hoạt động ngoài trời, mua sắm, dạo phố.

Hệ thống các di sản văn hóa tại huyện Đông Anh, Hà Nội

Đông Anh (Hà Nội) là một trong những vùng đất cổ, với bề dày về lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng đáng tự hào. Là vùng đất có những nét riêng, có vị trí trọng yếu, mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục trong lịch sử với Thăng Long, giữ vai trò đặc biệt trong lịch sử phát triển của dân tộc; nơi đây có hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng với 413 di tích, 93 lễ hội cùng các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống độc đáo:

Vài nét văn hóa tiêu biểu của đền Đông Cuông

Đền Đông Cuông, hay còn gọi là đền Vệ Quốc, nằm trên địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, cách thành phố Yên Bái 55km. Đền Đông Cuông là cụm di tích gồm 4 điểm: đền chính, miếu Cô, miếu Cậu, miếu Đức Ông. Nơi đây thờ Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn cùng các vị anh hùng người dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông TK XVIII. Qua nghiên cứu về những đặc điểm tiêu biểu tại nơi đây, tác giả phác họa một vài điểm nổi bật trên bức tranh về chiều sâu văn hóa, lịch sử của Đông Cuông, ngôi đền nơi miền sơn cước.

Tiểu sử linh thiêng về ba vị Thánh tổ ở các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh

Các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh thờ các thiền sư tại vùng châu thổ Bắc Bộ khá đậm đặc, phản ánh một hình thức thờ cúng trong tâm thức dân gian của người Việt. Các ngôi chùa này có cấu trúc, đặc điểm thờ phụng khá đặc biệt, gọi là chùa tiền Phật hậu Thánh, thể hiện trên nhiều mặt như: kiến trúc, bố cục mặt bằng tổng thể, việc thờ phụng, lễ hội, tâm thức của người dân liên quan đến hành trạng, thờ cúng... Hệ thống tài liệu, văn bản thờ cúng các vị thiền sư phản ánh sâu sắc, rõ nét sự biến đổi chính trị, kinh tế, xã hội, tư tưởng Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ TK X, XI đến TK XVI, XVII.

Lễ hội đền Lăng

Đầu năm, nhiều lễ hội truyền thống đã được tổ chức ở các làng quê Việt Nam. Tại đền Lăng (Hà Nam), nhiều nghi thức tế tự tâm linh và hội truyền thống vẫn được duy trì. Những hoạt động này góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và khắc sâu niềm tự hào về vùng “địa linh sinh nhân kiệt” của người dân vùng quê chiêm trũng.